Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009

Mô hnhf OSI và mô hình TCP/IP

MÔ HÌNH THAM CHIẾU OSI VÀ
MÔ HÌNH TCP/IP

1. Mô hình tham chiếu OSI:
- Để các máy tính và các thiết bị mạng có thể giao tiếp với nhau, ví dụ như truyền dữ liệu (FTP), truy cập trang web (HTTP) hay truy cập từ xa (Telnet),… chúng bắt buộc phải tuân theo những quy tắc chung gọi là giao thức (protocol). Từ những ngày đầu tiên của mạng máy tính, các tập đoàn lớn như IBM, Digital Equipment Corporation, Xerox,… đã cho ra các giao thức dành riêng cho thiết bị của do họ sản xuất. Kết quả của việc này là các thiết bị thuộc các hãng khác nhau không thể giao tiếp được với nhau, gây bất lợi lớn trong truyền thông.
- Năm 1977, tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế - ISO (International Standard Organization) đã đề xuất ra mô hình Hệ thống mở - OSI (Open System Interconnection) nhằm quy định thống nhất và chi tiết các hoạt động của máy tính và thiết bị mạng trong khi truyền thông, giúp các nhà sản xuất chế tạo ra các thiết bị tương thích với nhau. Đến năm 1984, mô hình tham chiếu OSI 7 lớp được công bố, mỗi lớp có một nhiệm vụ riêng biệt trong quá trình truyền thông. 7 lớp đó gồm: lớp Ứng dụng (Application), lớp Trình bày (Presentation), lớp Phiên (Session), lớp Giao vận (Transport), lớp Mạng (Network), lớp Liên kết dữ liệu (Data Link), và cuối cùng là lớp Vật lý (Physical).
- Việc chia lớp của mô hình OSI có nhiều tác dụng, ví dụ như mô hình OSI giúp đơn giản hóa việc tìm hiểu và phân tích mạng, chuẩn hóa các thành phần mạng để cho phép phát triển mạng từ nhiều nhà sản xuất và ngăn chặn tình trạng thay đổi của một lớp làm ảnh hưởng đến lớp khác, giúp mỗi lớp có thể phát triển độc lập và nhanh chóng hơn.
- Lớp Ứng dụng quy định giao diện giữa ứng dụng và mạng, các giao thức trong thuộc về lớp này rất nhiều, nhưng thường gặp nhất trên mạng là FTP, HTTP, HTTPs, SMTP, Telnet,… Lóp Ứng dụng sẽ đẩy dữ liệu xuống lớp tiếp theo ngay bên dưới là lớp Trình bày
- Lớp Trình bày chịu trách nhiệm chính về phần mã hóa và định dạng dữ liệu. Ví dụ: để máy tính Linux có thể giao tiếp với máy tính Windows, lớp Trình bày phải định dạng dữ liệu sao cho phù hợp với các hệ điều hành. Các tên tập tin thường có phần đuôi mở rộng như .PICT, .MIDI, .MPEG, .RTF, … phần đuôi này do chính lớp Trình bày thêm vào.
- Lớp Phiên chịu trách nhiệm cung cấp và giải phóng các phiên làm việc thông qua việc cấp port cho các phiên này. Một máy tính trong mạng có thể vừa duyệt web, vừa gởi mail, vừa truyền file cho máy tính khác,… Các hoạt động trên diễn ra đồng thời và lớp Phiên phải phân biệt và cấp port cho các hoạt động này. Ví dụ: phiên truy cập web sẽ được cấp port là 80, phiên gởi mail được cấp port 25, phiên truyền file (FTP) được cấp port 20 và 21.
- Lớp Vận chuyển đảm bảo truyền thông chính xác giữa các thiết bị. Các máy tính phải sử dụng kiểu truyền như thế nào cho phù hợp với môi trường truyền (môi trường ít lỗi hay nhiều lỗi), phải bắt tay kết nối trước khi truyền hay không,… đều do lớp Vận chuyển quy định. Dữ liệu từ lớp Session đưa xuống sẽ bị phân chia thành các đơn vị dữ liệu lớp Vận chuyển, gọi là segment, các segment được đánh số thứ tự để bên nhận có thể ghép dữ liệu lại một cách chính xác.
- Lớp Mạng định ra địa chỉ logic cho các thiết bị trên mạng và quy định các nguyên tắc sử dụng địa chỉ logic này. Ví dụ: các giao thức như IP, IPX, Apple Talk có những cơ chế định địa chỉ cho máy tính và mạng máy tính trên mạng, các giao thức như RIP, OSPF, EIGRP, BGP chịu trách nhiệm định tuyến hay nói cách khác là tìm đường để dẫn gói tin đi đến đúng địa chỉ đích. Lớp Mạng sẽ đóng gói các segment do lớp Vận chuyển đẩy xuống thành các gói tin (packet).
- Lớp Liên kết dữ liệu xác định địa chỉ vật lý của các thiết bị trên mạng và quy định cách thức mà dữ liệu sẽ được đưa xuống môi trường truyền. Đơn vị dữ liệu do lớp này quản lý gọi là frame. Lớp Liên kết dữ liệu bao gồm 2 lớp con là LLC (Logical Link Control) và MAC (Media Access Control). Lớp LLC liên kết với lớp Mạng để xác định loại địa chỉ logic đang dùng là gì và sẽ đóng gói frame theo kiểu tương ứng. Lớp MAC lại kết hợp với lớp cuối cùng là lớp Vật lý để biết môi trường truyền dẫn bên dưới là gì để có cách thức sử dụng phù hợp. Ví dụ: nếu môi trường truyền dẫn là Ethernet, các frame sẽ đóng gói và định địa chỉ theo chuẩn 802.3, và quyết định có sử dụng cơ chế CSMA/CD hay không; nếu môi trường truyền dẫn là không dây thì đóng gói frame theo chuẩn 802.11 và sử dụng cơ chế CSMA/CA,…
- Lớp Vật lý tìm cách biến đổi dữ liệu 0, 1 thành các tín hiệu điện và truyền ra môi trường.
- Mô hình OSI đã chia nhỏ việc truyền thông phức tạp giữa các máy tính thành những tác vụ nhỏ hơn, rõ ràng hơn và dễ hiểu hơn. Các nhà nghiên cứu sẽ dựa vào những lớp con trong mô hình OSI để thiết kế ra các chuẩn mới cho mạng mà vẫn không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của toàn hệ thống. Tuy nhiên, mô hình OSI chỉ là mô hình tham chiếu chứ không được đưa vào sử dụng trong thực tế. Các mô hình sử dụng trong thực tế như TCP/IP, NetBEUI (của Microsoft và IBM), IPX/SPX (của Novell), DECnet (của Digital Equipment Corporation) có biến đổi cho phù hợp hơn với thực tế nhưng vẫn dựa theo mô hình OSI này.

2. Mô hình TCP/IP
- Mạng máy tính khổng lồ Internet hiện nay đang sử dụng mô hình TCP/IP để quản lý việc truyền thông. TCP/IP được xem là giản lược của mô hình OSI với bốn lớp sau: Ứng dụng (tích hợp 3 lớp trên cùng của mô hình OSI), Vận chuyển (tương đương với lớp Vận chuyển của OSI), Internet (tương đương với lớp Mạng nhưng chỉ sử dụng giao thức IP để định địa chỉ logic cho các máy tính) và Truy cập mạng (bao gồm 2 lớp dưới cùng của mô hình OSI).
Một số giao thức thường gặp trong mô hình TCP/IP: IP (Internet Protocol), ICMP (Internet Control Message Protocol), IGMP (Internet Group Message Protocol), TCP, UDP, Telnet, FTP, WWW, SMTP,…
- Mô hình TCP/IP gọn nhẹ hơn mô hình tham chiếu OSI, đồng thời có những biến đổi phù hợp thực tế hơn. Ví dụ: lớp Vận chuyển của mô hình OSI quy định việc truyền dữ liệu phải đảm bảo độ tin cậy hoàn toàn. Tuy nhiên, một số ứng dụng mới phát triển sau này như Voice over IP, Video Conference (hội nghị truyền hình),… đòi hỏi tốc độ cao và cho phép bỏ qua một số lỗi nhỏ. Nếu vẫn áp dụng mô hình OSI vào thì độ trễ trên mạng rất lớn và không đảm bảo chất lượng dịch vụ. Trong khi đó, mô hình TCP/IP, ngoài giao thức chính của lớp Vận chuyển là TCP (Transmission Control Protocol), còn cung cấp thêm giao thức UDP (User Datagram Protocol) để thích ứng với các ứng dụng cần tốc độ cao.
- Giao thức quan trọng nhất trong mô hình TCP/IP là TCP và UDP. TCP đảm bảo độ tin cậy truyền thông bằng cách ép buộc máy nhận phải hồi báo cho máy gởi biết về những segment nào đã nhận được, segment nào bị lỗi,… để máy gửi tiếp tục truyền segment mới hay gửi lại segment bị lỗi. Các gói tin hồi báo này gọi tắt là ACK. Nếu đường truyền bị lỗi quá nặng, các gói tin hồi báo này không đến được máy gửi thì sau một khoảng thời gian quy định trước, segment sẽ được truyền lại, và nếu một segment được truyền lại quá nhiều lần, TCP sẽ ngắt kết nối với máy nhận và dừng việc truyền lại. UDP không có cơ chế tin cậy (hồi báo bằng ACK), nên việc kiểm soát độ tin cậy phải do lớp Application đảm trách. Tuy nhiên, đối với các ứng dụng yêu cầu tốc độ nhanh và chấp nhận tỷ lệ lỗi ở mức nào đó, sử dụng giao thức UDP là rất thích hợp do không phải hồi báo ACK nhiều lần. Việc linh động sử dụng giao thức TCP hay UDP trong các ứng dụng mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng đường truyền, độ quan trọng của thông tin cần truyền,…
- Tuy nhiên, để hỗ trợ thêm tính tin cậy của UDP, năm 1998, các nhà nghiên cứu đã đề xuất cơ chế tránh nghẽn có tên là TCP – Friendly Rate Control, TFRC (chuẩn RFC 3448, năm 2003). Ý tưởng của cơ chế này là tìm cách báo hiệu cho máy gửi biết về tình trạng nghẽn ở máy nhận, từ đó máy gửi sẽ chủ động giảm tốc độ truyền xuống, các gói tin sẽ tới máy nhận chậm hơn một chút nhưng không đảm bảo không để gói tin bị đánh rớt do máy nhận xử lý không kịp. TCP – Friendly thích hợp cho các ứng dụng truyền thoại, hội nghị truyền hình, xem phim qua mạng và một số ứng dụng khác yêu cầu tốc độ và tính trơn tru của dữ liệu.
Hình so sánh hai mô hình:





hay thế này dễ nhìn hơn:

Hình này trình bày cách packet được chuyển đi

Bài này trình bày điểm yếu của mô hình TCP/IP:

CCNA buổi 1

Hub : là một thiết bị khếch đại điện, thông tin đưa vào hub sẽ được đưa ra tất cả các port của hub.
Conllision : là hiện tượng mà trong cùng 1 thời điểm có nhiều hơn 1 thông tin từ 1 PC gửi đến hub sẽ xảy ra hiện tượng xung đột.
 --> ra đời thuật toán CSMA/CD . Nguyên tắc :
Các PC muốn truyền tin lên phải xem đường truyền có rãnh hay không /
Nếu rành thì truyền lên .
Tuy nhiên, vẫn xảy ra xung đọto nếu 2 PC cùng thấy rãnh 1 lúc và cùng truyền thông tin lên .
KHi xảy ra xung đọto, 2 PC sẽ phat ra 1 xung gọi là JAM , để báo cho các PC khác biết là lúc này đường truyền ko rãnh .
Lúc đó 2 PC sẽ "sổ số " tu 0 đến 3 , số thấp sẽ được truyền, số cao sẽ phải chờ.
Trong trường hợp xung đọt do nhiều PC va sau lần sổ số 1, nếu còn PC trùng thì sổ số lần 2 từ 0 -15 .
Nếu sau lần 2 mà trùng nữa thì thông tin của 2 PC đó sẽ cho đi hết, nhường cho thông tin PC khác .:D

Một số thuật ngữ :
simple duplex : thiết bị chỉ truyền hoạc chỉ nhận ( TV)
hafp-duplex : trong 1 thời điểm chỉ có thể truyền hoặc nhận ( bộ đàm , hub)
full-duplex : trong 1 thời điểm có thể vừa truyền, vừa nhận ( đt) .

Switch (sw): 1 prrt của sw là 1 conllision domain .
sw có cache
có thể cấu hình các port sw cao cấp :D

unicast : 1 nói 1
broadcast : 1 nói nhiều nghe
multicast : 1 nói 1 nhóm nghe

Router : dẫn đường đi
1 interfaca của router là 1 broadcast domain (khi 1 pc gửi 1 gói tin ra, những thiết bị nào nhận được gói tin đó đều cung chung 1 broadcast domain)
Broadcast không chạy qua được router .
Mỗi interface của Router là 1 địa chi mạng khác nhau hoàn toàn.

Conllision domain xyar ra : router - sw ; router - router
Broadcast domain : router - router ; sw-PC , sw-sw, sw-hub-sw;

10000000   128
11000000    192
11100000    224
11110000    240
11111000    248
11111100    252
11111110    254
11111111    255

2^0  1
2^1  2
2^2  4
2^3  8
2^4  16
2^5   32
2^6   64
2^7   128
2^8   256

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009

Trò chuyện cùng Mỹ Tâm

Biền biệt đi Hàn Quốc gần 2 tháng trời để làm album Vol.5 "Vút bay", khi về nước cũng là lúc phát hành album mới...hãy nghe Mỹ Tâm tâm sự sau thời gian vắng bóng trên thị trường nhạc Việt.
My Tam chua muon lay chong

Báo chí thời gian qua nói rất nhiều chuyện Mỹ Tâm đi Hàn Quốc làm album "Vút bay". Hỏi thật lòng thì Mỹ Tâm mong muốn phát triển ở thị trường Hàn Quốc hay là chỉ tận dụng lời mời khi có dịp?
Việc phát hành album bên Hàn Quốc là do ý Tâm muốn như thế và công ty Nurimaru Pictures cũng đồng ý, dù thật ra album này Tâm làm phát hành trong nước, cái chính là như một sự mới lạ cho chính mình và cho khán giả trong album vol.5. Và nó chỉ mang tính chất thăm dò, thử nghiệm thôi như đánh dấu một cái gì đó trong công việc ca hát của mình, để người ta biết, nhắc đến là à, có một ca sĩ Việt Nam như thế.
Nếu như nói làm dự án này để nổi tiếng thì không đúng, không phải là mình tự tin hay không, mà vấn đề là mình chưa chuẩn bị gì cho chuyện xâm nhập thị trường này. Em không ảo tưởng. Đâu có phải đi 2 tháng xứ người về là thâm nhập thị trường của họ được đâu. Phải có thời gian, có thể phải mất cả năm mới làm được điều đó.
Hôm ra mắt album, thấy Mỹ Tâm nói tiếng Hàn cũng líu lo lắm, chẳng biết vốn Hàn ngữ thế nào rồi và sẽ hát nhạc Hàn chứ?
Khai thật nhé: Cũng sơ sơ, chữ biết chữ không, chủ yếu chào hỏi thông thường. Hẳn anh sẽ hỏi khi hát thì sao phải không? Tiếng Hàn Quốc quả là khó. Nhưng đã có người đảm nhận phần bè dựng bè và gò cho mình từng chữ. Rồi có nhạc sĩ dịch, phiên âm cho những bài hát này ra tiếng Hàn để em hát.
Những chi tiết nhặt được dù rất nhỏ khi làm việc với người ta?
Quả là có những chi tiết nhỏ mà lâu nay nhiều khi mình không để ý đúng mức. Lúc diễn khuôn mặt biểu cảm, ánh mắt ra sao, động tác nhẹ mạnh như thế nào, có những động tác khó quá không bí quyết để vừa nhảy vừa hát mà giữ sức được. Cầm micro tay nào và hát có thuận không, nếu không thuận thì đổi động tác, cốt để làm sao mình trình diễn được tốt nhất.
Với album này, lần đầu tiên em đã thu liên tục một bài hết 7 tiếng đồng hồ, đó là bài "Dường như ta đã". Vì phát âm tiếng Hàn của mình nhiều khi không đúng, phải làm lại, dù chỉ có mấy câu, nhạc sĩ lại rất kỹ nữa.
My Tam chua muon lay chong
Hỏi thật tình Tâm có bằng lòng làm ngôi sao ca nhạc trong nước không?
Làm ngôi sao ở đâu cũng được, vấn đề là mình phải làm sao để giữ vững được vị trí. Mình vươn ra khu vực cũng tốt nhưng còn tùy thực tế. Thực tế của em: Chẳng phải trẻ quá, cũng không còn sớm sủa gì nữa. Mà mọi thứ đều phải có sự chuẩn bị kỹ càng, hỗ trợ chu đáo. Không phải chỉ 1 năm, mà có khi 3, 4 năm hay nhiều hơn. Theo em, phải hy sinh, nhất là về thời gian, tập luyện rất cực khổ để làm một cuộc bứt phá. Ca sĩ phải theo một quỹ đạo rất khắt khe chứ không phải chỉ là nay muốn làm cái này, mai muốn làm cái khác là được.
Tâm quan niệm gì về các show ca nhạc nghệ thuật và các show event?
Năm rồi em hát show hội nghị khách hàng rất là nhiều, các show nghệ thuật gần như không có mấy. Nhà nhà đều hát event thì rõ ràng mình phải nhập cuộc thôi. Chứ chẳng lẽ em chỉ ngồi chờ có chương trình thuần túy nghệ thuật mới hát, như thế thì "đi ngủ Đông" cho rồi, may ra 5 - 7 tháng mới có chương trình để hát. Em diễn hội nghị nhưng xem là diễn một chương trình, vì vậy mà diễn rất thoải mái. Thậm chí người ta còn làm cho mình thoải mái, vì đó là một chương trình sự kiện nên vui nhiều hơn, chẳng ai mời mình đến để hát một chương trình buồn bao giờ.
Có khi nào vì quen hát event có cát-sê cao quá, đến khi hát các show thường khác lại khó tụt xuống. Và Mỹ Tâm có ở tình trạng hễ lên lương là lên đồng loạt các chương trình luôn?
Với người ta, em không rành, còn bản thân mình thì phải có mức độ lên xuống, đâu phải lúc nào cũng lấy như nhau được. Phải biết phân biệt show này với show kia, show kiếm tiền và show phục vụ chứ. "Giai điệu tình thương", "Giai điệu tình yêu"... sẽ không thể có lương như khi hát các chương trình hội nghị của các hãng lớn. Hay với người quen thân làm việc lâu chủ yếu bằng tình cảm rồi, đâu thể lấy mức giá cao, có thể mình sẽ lấy cao theo từng thời điểm nhưng không thể cao bằng với show người khác được.
Một số ý kiến phản ánh rằng, để mời Mỹ Tâm hát event, bên cạnh cát-sê, thì phải có các điều kiện: Không tặng hoa, không ăn uống khi đang hát. Và vừa rồi, nghe một số hội nghị khách hàng miền Trung còn bổ sung thêm: thức uống chỉ là... Pepsi?
Có 2 cái không đúng: Thứ nhất, tặng hoa trong khi hát. Đó là phép lịch sự, em muốn đang hát thì không nên tặng hoa nhưng nếu yêu cầu mà người ta không làm cũng chịu thôi. Thứ hai, em cũng đâu ngốc đến mức độ mà phải nói uống Pepsi, dù em đang quảng cáo với hãng này. Còn đúng, là điều kiện còn lại, hay nói đúng hơn là có ăn uống thì sẽ không hát, bất kể vì lý do gì, có bao nhiêu tiền em cũng nhất định không (dĩ nhiên trừ đám cưới của bạn bè, người thân). Còn nếu có, thì sau khi em hát xong. Em chẳng thể nào hát được khi nhìn xuống thấy người ta đang ngồi ăn uống nhồm nhoàm!
Nhưng có khi nào Tâm bị tình trạng "vi phạm hợp đồng" không?
Có chứ. Giận lắm, nhiều khi không muốn diễn nhưng việc đã lỡ rồi, biết làm sao được. Chẳng lẽ mình bỏ show thì người ta bị đền hợp đồng chết cả tiền. Chỉ có cách là sau này thôi không làm việc với người ta nữa. Em thấy như vậy là không tôn trọng nghệ sĩ, dù sao mình cũng có tên tuổi đàng hoàng.
Bây giờ thì các phương tiện truyền thông thống nhất rằng Mỹ Tâm đã ăn nói khéo hẳn ra so với trước...
Mỗi lúc ta phải lớn hơn thêm, "đi một ngày đàng học một sàng khôn", đầu óc mở mang, suy nghĩ chững chạc hơn. Ngẫm lại, cuộc đời mình có những điều sai lầm, rất dại, thậm chí ngu ngốc, không thể tha thứ cho mình được, để rồi khi nghĩ lại, luôn tự hỏi tại sao mình lại làm như thế! Nhưng lúc đó, em lại chưa đến tuổi để nghĩ suy như bây giờ. Sự nổi tiếng đến với em quá sớm, khi mình còn quá trẻ và vô tư. Mà khi còn trẻ thì kinh nghiệm không có, cũng như chưa chuẩn bị tinh thần để "sống chung" với sự nổi tiếng sớm.
Hồi ấy em không cư xử được như bây giờ, đều là do thiếu kinh nghiệm. Nên mới có chuyện xảy ra, như các scandal, như bị nói là hay nóng tính, giận dữ. Không phải em sai trong chuyện đó, mà là do tính cách của em, cách nói, ứng xử lúc đó không hay.
"Khéo" như thế, ca sĩ sẽ không có những lúc thật thà đến ngô nghê nữa?
Ôi trời, đây là câu mà bây giờ ai cũng nói! Khờ quá thì người ta nói mình dại. Khôn thì bảo không thật lòng. Em là kẻ phát triển về suy nghĩ bình thường! (Cười)... Có lúc thấy như tuổi 18, có lúc lại thấy mình già với bạn bè đồng trang lứa. Mà thực ra dù thế nào đi nữa thì khi về Đà Nẵng là sẽ thấy hết à, hồn nhiên như em đang sống với gia đình vậy, bản tính em là vậy đó!
Bao lâu rồi Mỹ Tâm không đi chùa theo mẹ như ngày xưa nhỉ?
Dễ chừng 2 năm rồi thì phải, vì bây giờ chùa ngay bên cạnh nhà. Mà cũng ngại đi chùa xa, dù rất muốn cũng không được tự nhiên, tịnh tâm mà lễ phật như xưa. Người ta hay để ý đến mình lắm, rồi trẻ con nhiều khi xúm xít lại... ngắt nhéo xem có đúng là Mỹ Tâm hay không, nói chung ra chỗ đông người, em không thoải mái lắm.
Tết thì Mỹ Tâm thích ăn món gì nhất?
Chắc là... mì gói quá. Thật đấy! Cái món tưởng chừng như chỉ thường trực thời sinh viên Nhạc Viện. Tết thì món gì cũng có nhưng mẹ biết em thích ăn như vậy, nên hay làm "món" này lắm. Thích nhất là đêm Giao Thừa, đợi nhà cúng xong, em sẽ tha hồ xơi chả bò với mì gói. Mẹ em làm mì gói rất ngon, có cái mùi rất là Đà Nẵng. Ôi trời, vừa nói đến đã thèm quá đây (cười giòn). Sáng mùng 1, tự tay em sẽ nấu một cái lẩu hải sản cho mọi người cùng ăn, đây có lẽ là lần vào bếp duy nhất trong năm cho cả gia đình đấy.
Thế ngôi sao hàng đắt giá nhất có còn thích được lì xì năm mới không?
Có chứ, em vẫn được ba mẹ, rồi anh chị lì xì cho này. Trừ trường hợp hiếm là ba mẹ cho cao nhất là 100.000 ngàn, còn thì số tiền em được lì xì nhiều nhất là 10 ngàn đấy.
Tiền lì xì lớn thì em xài, còn tiền lẻ thì cất riêng 1 cái hộc, em có nhiều nhất là tiền 500 đồng mới keng!
Mỹ Tâm thích được chúc gì nhất?
Thật tình em cũng không biết nữa nhưng năm mới chúc nhau rồi hễ ai hỏi em chừng nào lấy chồng thì em bối rối lắm! Nhất là khi người thân hỏi mình, có nhiều cảm xúc lạ lắm. Vì như thế là thấy mình đã lớn hơn rồi đó. Em thấy cũng ngộ ngộ, tuổi này mà lấy chồng thì cũng kỳ kỳ (?) Nhà chỉ còn hai người chưa lập gia đình, là em và một anh trai nữa. Hồi chị Quý lấy chồng (Mỹ Quý, người đang làm công việc quản lý Mỹ Tâm thay cho Thái Huân gần 2 năm qua - nv), gia đình cũng có ngồi nói chuyện chồng con của Bé (tên thân mật của Mỹ Tâm - nv) nhưng nói lướt qua, "Bé" lớn rồi, tự quyết định thôi.
My Tam chua muon lay chong
Quan niệm của Tâm về tình yêu lúc này?
Em tâm đắc khi nhà thơ Xuân Diệu có nói đại ý rằng không nhất thiết phải yêu mới hiểu được tình yêu là gì. Hồi trước người ta hay chê câu "Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc" trong bài hát "Hát với dòng sông". Nhưng nghĩ một cách tích cực thì câu đó đúng. Tình yêu là phải cho đi chứ chẳng lẽ yêu mà cứ khư khư mong đợi tình yêu mang đến cho mình cái gì.
Một người đàn ông thường xuyên ồn ào biểu lộ tình cảm của mình với Mỹ Tâm liệu có chinh phục được không nhỉ?
Cũng tùy, khó nói lắm. Ví như thế này, đang chơi thân với nhau, tự nhiên đùng một cái, ngày đẹp trời nọ thổ lộ rằng tui yêu Mỹ Tâm, thì chắc là mắc cười lắm. Mỗi người yêu mỗi cách, có người muốn cho cả thế giới này biết người ta đang yêu. Có người lại yêu thầm kín. Nhưng quan trọng là sau đó có một tình cảm chân thật hay không? Còn nếu người ta "diễn giỏi" thì trong tình yêu sớm muộn gì cũng lộ ra. Nếu nhận ra là đã muộn thì cũng không sao, còn hơn nhầm suốt đời.
Vậy thì, năm hết Tết đến, lời cuối cho chuyện tình ì xèo trên báo với Đàm Vĩnh Hưng năm qua?
Một chuyện ồn ào không đáng có. Em với anh Hưng vẫn mãi thương nhau, quý nhau trong suốt cuộc đời này. Có cái duyên, đã gặp, cùng đi trên con đường chông gai, đầy khó khăn như nhau, anh em đã hỗ trợ để có thể có được như hôm nay. Còn chuyện tình cảm, nhất là tình yêu lại càng không thể nói trước được. Nếu anh Hưng đang yêu thì anh ấy nói tôi đang yêu, còn em chưa yêu thì em nói em chưa yêu, thế thôi!
Tâm vẫn luôn nói mình chưa ở tuổi lấy chồng, vì sao thế?
Không phải vì là không nghĩ đến, mà đúng ra tuổi này lấy chồng hơi sớm đối với phụ nữ hiện đại, đặc biệt là nghệ sĩ như em nữa. Em nghĩ phụ nữ thế kỷ này ai cũng vậy thôi. Vì tuổi này, mình đang còn cần thời gian để lo nhiều thứ cho công việc, chứ chưa thể làm tốt cả 2 nhiệm vụ được: Công việc và hạnh phúc gia đình.
Xin cám ơn Mỹ Tâm về cuộc trò chuyện này!
(Theo Thời trang trẻ, ảnh Netmode)


p/s : chi tiết về Mỹ Tại http://vi.wikipedia.org/wiki/Mỹ_Tâm

..biết đến Mỹ Tâm do 1 lần tình cờ lên nhà đứa lớp phó hồi cấp 3 chơi . Nó cho nghe đĩa Mỹ Tâm , thấy hay thế là bắt đầu kiếm đĩa của MT về nghe . Hì..nhanh thiệt..Đã 5 năm rồi