Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009

Mô hnhf OSI và mô hình TCP/IP

MÔ HÌNH THAM CHIẾU OSI VÀ
MÔ HÌNH TCP/IP

1. Mô hình tham chiếu OSI:
- Để các máy tính và các thiết bị mạng có thể giao tiếp với nhau, ví dụ như truyền dữ liệu (FTP), truy cập trang web (HTTP) hay truy cập từ xa (Telnet),… chúng bắt buộc phải tuân theo những quy tắc chung gọi là giao thức (protocol). Từ những ngày đầu tiên của mạng máy tính, các tập đoàn lớn như IBM, Digital Equipment Corporation, Xerox,… đã cho ra các giao thức dành riêng cho thiết bị của do họ sản xuất. Kết quả của việc này là các thiết bị thuộc các hãng khác nhau không thể giao tiếp được với nhau, gây bất lợi lớn trong truyền thông.
- Năm 1977, tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế - ISO (International Standard Organization) đã đề xuất ra mô hình Hệ thống mở - OSI (Open System Interconnection) nhằm quy định thống nhất và chi tiết các hoạt động của máy tính và thiết bị mạng trong khi truyền thông, giúp các nhà sản xuất chế tạo ra các thiết bị tương thích với nhau. Đến năm 1984, mô hình tham chiếu OSI 7 lớp được công bố, mỗi lớp có một nhiệm vụ riêng biệt trong quá trình truyền thông. 7 lớp đó gồm: lớp Ứng dụng (Application), lớp Trình bày (Presentation), lớp Phiên (Session), lớp Giao vận (Transport), lớp Mạng (Network), lớp Liên kết dữ liệu (Data Link), và cuối cùng là lớp Vật lý (Physical).
- Việc chia lớp của mô hình OSI có nhiều tác dụng, ví dụ như mô hình OSI giúp đơn giản hóa việc tìm hiểu và phân tích mạng, chuẩn hóa các thành phần mạng để cho phép phát triển mạng từ nhiều nhà sản xuất và ngăn chặn tình trạng thay đổi của một lớp làm ảnh hưởng đến lớp khác, giúp mỗi lớp có thể phát triển độc lập và nhanh chóng hơn.
- Lớp Ứng dụng quy định giao diện giữa ứng dụng và mạng, các giao thức trong thuộc về lớp này rất nhiều, nhưng thường gặp nhất trên mạng là FTP, HTTP, HTTPs, SMTP, Telnet,… Lóp Ứng dụng sẽ đẩy dữ liệu xuống lớp tiếp theo ngay bên dưới là lớp Trình bày
- Lớp Trình bày chịu trách nhiệm chính về phần mã hóa và định dạng dữ liệu. Ví dụ: để máy tính Linux có thể giao tiếp với máy tính Windows, lớp Trình bày phải định dạng dữ liệu sao cho phù hợp với các hệ điều hành. Các tên tập tin thường có phần đuôi mở rộng như .PICT, .MIDI, .MPEG, .RTF, … phần đuôi này do chính lớp Trình bày thêm vào.
- Lớp Phiên chịu trách nhiệm cung cấp và giải phóng các phiên làm việc thông qua việc cấp port cho các phiên này. Một máy tính trong mạng có thể vừa duyệt web, vừa gởi mail, vừa truyền file cho máy tính khác,… Các hoạt động trên diễn ra đồng thời và lớp Phiên phải phân biệt và cấp port cho các hoạt động này. Ví dụ: phiên truy cập web sẽ được cấp port là 80, phiên gởi mail được cấp port 25, phiên truyền file (FTP) được cấp port 20 và 21.
- Lớp Vận chuyển đảm bảo truyền thông chính xác giữa các thiết bị. Các máy tính phải sử dụng kiểu truyền như thế nào cho phù hợp với môi trường truyền (môi trường ít lỗi hay nhiều lỗi), phải bắt tay kết nối trước khi truyền hay không,… đều do lớp Vận chuyển quy định. Dữ liệu từ lớp Session đưa xuống sẽ bị phân chia thành các đơn vị dữ liệu lớp Vận chuyển, gọi là segment, các segment được đánh số thứ tự để bên nhận có thể ghép dữ liệu lại một cách chính xác.
- Lớp Mạng định ra địa chỉ logic cho các thiết bị trên mạng và quy định các nguyên tắc sử dụng địa chỉ logic này. Ví dụ: các giao thức như IP, IPX, Apple Talk có những cơ chế định địa chỉ cho máy tính và mạng máy tính trên mạng, các giao thức như RIP, OSPF, EIGRP, BGP chịu trách nhiệm định tuyến hay nói cách khác là tìm đường để dẫn gói tin đi đến đúng địa chỉ đích. Lớp Mạng sẽ đóng gói các segment do lớp Vận chuyển đẩy xuống thành các gói tin (packet).
- Lớp Liên kết dữ liệu xác định địa chỉ vật lý của các thiết bị trên mạng và quy định cách thức mà dữ liệu sẽ được đưa xuống môi trường truyền. Đơn vị dữ liệu do lớp này quản lý gọi là frame. Lớp Liên kết dữ liệu bao gồm 2 lớp con là LLC (Logical Link Control) và MAC (Media Access Control). Lớp LLC liên kết với lớp Mạng để xác định loại địa chỉ logic đang dùng là gì và sẽ đóng gói frame theo kiểu tương ứng. Lớp MAC lại kết hợp với lớp cuối cùng là lớp Vật lý để biết môi trường truyền dẫn bên dưới là gì để có cách thức sử dụng phù hợp. Ví dụ: nếu môi trường truyền dẫn là Ethernet, các frame sẽ đóng gói và định địa chỉ theo chuẩn 802.3, và quyết định có sử dụng cơ chế CSMA/CD hay không; nếu môi trường truyền dẫn là không dây thì đóng gói frame theo chuẩn 802.11 và sử dụng cơ chế CSMA/CA,…
- Lớp Vật lý tìm cách biến đổi dữ liệu 0, 1 thành các tín hiệu điện và truyền ra môi trường.
- Mô hình OSI đã chia nhỏ việc truyền thông phức tạp giữa các máy tính thành những tác vụ nhỏ hơn, rõ ràng hơn và dễ hiểu hơn. Các nhà nghiên cứu sẽ dựa vào những lớp con trong mô hình OSI để thiết kế ra các chuẩn mới cho mạng mà vẫn không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của toàn hệ thống. Tuy nhiên, mô hình OSI chỉ là mô hình tham chiếu chứ không được đưa vào sử dụng trong thực tế. Các mô hình sử dụng trong thực tế như TCP/IP, NetBEUI (của Microsoft và IBM), IPX/SPX (của Novell), DECnet (của Digital Equipment Corporation) có biến đổi cho phù hợp hơn với thực tế nhưng vẫn dựa theo mô hình OSI này.

2. Mô hình TCP/IP
- Mạng máy tính khổng lồ Internet hiện nay đang sử dụng mô hình TCP/IP để quản lý việc truyền thông. TCP/IP được xem là giản lược của mô hình OSI với bốn lớp sau: Ứng dụng (tích hợp 3 lớp trên cùng của mô hình OSI), Vận chuyển (tương đương với lớp Vận chuyển của OSI), Internet (tương đương với lớp Mạng nhưng chỉ sử dụng giao thức IP để định địa chỉ logic cho các máy tính) và Truy cập mạng (bao gồm 2 lớp dưới cùng của mô hình OSI).
Một số giao thức thường gặp trong mô hình TCP/IP: IP (Internet Protocol), ICMP (Internet Control Message Protocol), IGMP (Internet Group Message Protocol), TCP, UDP, Telnet, FTP, WWW, SMTP,…
- Mô hình TCP/IP gọn nhẹ hơn mô hình tham chiếu OSI, đồng thời có những biến đổi phù hợp thực tế hơn. Ví dụ: lớp Vận chuyển của mô hình OSI quy định việc truyền dữ liệu phải đảm bảo độ tin cậy hoàn toàn. Tuy nhiên, một số ứng dụng mới phát triển sau này như Voice over IP, Video Conference (hội nghị truyền hình),… đòi hỏi tốc độ cao và cho phép bỏ qua một số lỗi nhỏ. Nếu vẫn áp dụng mô hình OSI vào thì độ trễ trên mạng rất lớn và không đảm bảo chất lượng dịch vụ. Trong khi đó, mô hình TCP/IP, ngoài giao thức chính của lớp Vận chuyển là TCP (Transmission Control Protocol), còn cung cấp thêm giao thức UDP (User Datagram Protocol) để thích ứng với các ứng dụng cần tốc độ cao.
- Giao thức quan trọng nhất trong mô hình TCP/IP là TCP và UDP. TCP đảm bảo độ tin cậy truyền thông bằng cách ép buộc máy nhận phải hồi báo cho máy gởi biết về những segment nào đã nhận được, segment nào bị lỗi,… để máy gửi tiếp tục truyền segment mới hay gửi lại segment bị lỗi. Các gói tin hồi báo này gọi tắt là ACK. Nếu đường truyền bị lỗi quá nặng, các gói tin hồi báo này không đến được máy gửi thì sau một khoảng thời gian quy định trước, segment sẽ được truyền lại, và nếu một segment được truyền lại quá nhiều lần, TCP sẽ ngắt kết nối với máy nhận và dừng việc truyền lại. UDP không có cơ chế tin cậy (hồi báo bằng ACK), nên việc kiểm soát độ tin cậy phải do lớp Application đảm trách. Tuy nhiên, đối với các ứng dụng yêu cầu tốc độ nhanh và chấp nhận tỷ lệ lỗi ở mức nào đó, sử dụng giao thức UDP là rất thích hợp do không phải hồi báo ACK nhiều lần. Việc linh động sử dụng giao thức TCP hay UDP trong các ứng dụng mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng đường truyền, độ quan trọng của thông tin cần truyền,…
- Tuy nhiên, để hỗ trợ thêm tính tin cậy của UDP, năm 1998, các nhà nghiên cứu đã đề xuất cơ chế tránh nghẽn có tên là TCP – Friendly Rate Control, TFRC (chuẩn RFC 3448, năm 2003). Ý tưởng của cơ chế này là tìm cách báo hiệu cho máy gửi biết về tình trạng nghẽn ở máy nhận, từ đó máy gửi sẽ chủ động giảm tốc độ truyền xuống, các gói tin sẽ tới máy nhận chậm hơn một chút nhưng không đảm bảo không để gói tin bị đánh rớt do máy nhận xử lý không kịp. TCP – Friendly thích hợp cho các ứng dụng truyền thoại, hội nghị truyền hình, xem phim qua mạng và một số ứng dụng khác yêu cầu tốc độ và tính trơn tru của dữ liệu.
Hình so sánh hai mô hình:





hay thế này dễ nhìn hơn:

Hình này trình bày cách packet được chuyển đi

Bài này trình bày điểm yếu của mô hình TCP/IP:

CCNA buổi 1

Hub : là một thiết bị khếch đại điện, thông tin đưa vào hub sẽ được đưa ra tất cả các port của hub.
Conllision : là hiện tượng mà trong cùng 1 thời điểm có nhiều hơn 1 thông tin từ 1 PC gửi đến hub sẽ xảy ra hiện tượng xung đột.
 --> ra đời thuật toán CSMA/CD . Nguyên tắc :
Các PC muốn truyền tin lên phải xem đường truyền có rãnh hay không /
Nếu rành thì truyền lên .
Tuy nhiên, vẫn xảy ra xung đọto nếu 2 PC cùng thấy rãnh 1 lúc và cùng truyền thông tin lên .
KHi xảy ra xung đọto, 2 PC sẽ phat ra 1 xung gọi là JAM , để báo cho các PC khác biết là lúc này đường truyền ko rãnh .
Lúc đó 2 PC sẽ "sổ số " tu 0 đến 3 , số thấp sẽ được truyền, số cao sẽ phải chờ.
Trong trường hợp xung đọt do nhiều PC va sau lần sổ số 1, nếu còn PC trùng thì sổ số lần 2 từ 0 -15 .
Nếu sau lần 2 mà trùng nữa thì thông tin của 2 PC đó sẽ cho đi hết, nhường cho thông tin PC khác .:D

Một số thuật ngữ :
simple duplex : thiết bị chỉ truyền hoạc chỉ nhận ( TV)
hafp-duplex : trong 1 thời điểm chỉ có thể truyền hoặc nhận ( bộ đàm , hub)
full-duplex : trong 1 thời điểm có thể vừa truyền, vừa nhận ( đt) .

Switch (sw): 1 prrt của sw là 1 conllision domain .
sw có cache
có thể cấu hình các port sw cao cấp :D

unicast : 1 nói 1
broadcast : 1 nói nhiều nghe
multicast : 1 nói 1 nhóm nghe

Router : dẫn đường đi
1 interfaca của router là 1 broadcast domain (khi 1 pc gửi 1 gói tin ra, những thiết bị nào nhận được gói tin đó đều cung chung 1 broadcast domain)
Broadcast không chạy qua được router .
Mỗi interface của Router là 1 địa chi mạng khác nhau hoàn toàn.

Conllision domain xyar ra : router - sw ; router - router
Broadcast domain : router - router ; sw-PC , sw-sw, sw-hub-sw;

10000000   128
11000000    192
11100000    224
11110000    240
11111000    248
11111100    252
11111110    254
11111111    255

2^0  1
2^1  2
2^2  4
2^3  8
2^4  16
2^5   32
2^6   64
2^7   128
2^8   256

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009

Trò chuyện cùng Mỹ Tâm

Biền biệt đi Hàn Quốc gần 2 tháng trời để làm album Vol.5 "Vút bay", khi về nước cũng là lúc phát hành album mới...hãy nghe Mỹ Tâm tâm sự sau thời gian vắng bóng trên thị trường nhạc Việt.
My Tam chua muon lay chong

Báo chí thời gian qua nói rất nhiều chuyện Mỹ Tâm đi Hàn Quốc làm album "Vút bay". Hỏi thật lòng thì Mỹ Tâm mong muốn phát triển ở thị trường Hàn Quốc hay là chỉ tận dụng lời mời khi có dịp?
Việc phát hành album bên Hàn Quốc là do ý Tâm muốn như thế và công ty Nurimaru Pictures cũng đồng ý, dù thật ra album này Tâm làm phát hành trong nước, cái chính là như một sự mới lạ cho chính mình và cho khán giả trong album vol.5. Và nó chỉ mang tính chất thăm dò, thử nghiệm thôi như đánh dấu một cái gì đó trong công việc ca hát của mình, để người ta biết, nhắc đến là à, có một ca sĩ Việt Nam như thế.
Nếu như nói làm dự án này để nổi tiếng thì không đúng, không phải là mình tự tin hay không, mà vấn đề là mình chưa chuẩn bị gì cho chuyện xâm nhập thị trường này. Em không ảo tưởng. Đâu có phải đi 2 tháng xứ người về là thâm nhập thị trường của họ được đâu. Phải có thời gian, có thể phải mất cả năm mới làm được điều đó.
Hôm ra mắt album, thấy Mỹ Tâm nói tiếng Hàn cũng líu lo lắm, chẳng biết vốn Hàn ngữ thế nào rồi và sẽ hát nhạc Hàn chứ?
Khai thật nhé: Cũng sơ sơ, chữ biết chữ không, chủ yếu chào hỏi thông thường. Hẳn anh sẽ hỏi khi hát thì sao phải không? Tiếng Hàn Quốc quả là khó. Nhưng đã có người đảm nhận phần bè dựng bè và gò cho mình từng chữ. Rồi có nhạc sĩ dịch, phiên âm cho những bài hát này ra tiếng Hàn để em hát.
Những chi tiết nhặt được dù rất nhỏ khi làm việc với người ta?
Quả là có những chi tiết nhỏ mà lâu nay nhiều khi mình không để ý đúng mức. Lúc diễn khuôn mặt biểu cảm, ánh mắt ra sao, động tác nhẹ mạnh như thế nào, có những động tác khó quá không bí quyết để vừa nhảy vừa hát mà giữ sức được. Cầm micro tay nào và hát có thuận không, nếu không thuận thì đổi động tác, cốt để làm sao mình trình diễn được tốt nhất.
Với album này, lần đầu tiên em đã thu liên tục một bài hết 7 tiếng đồng hồ, đó là bài "Dường như ta đã". Vì phát âm tiếng Hàn của mình nhiều khi không đúng, phải làm lại, dù chỉ có mấy câu, nhạc sĩ lại rất kỹ nữa.
My Tam chua muon lay chong
Hỏi thật tình Tâm có bằng lòng làm ngôi sao ca nhạc trong nước không?
Làm ngôi sao ở đâu cũng được, vấn đề là mình phải làm sao để giữ vững được vị trí. Mình vươn ra khu vực cũng tốt nhưng còn tùy thực tế. Thực tế của em: Chẳng phải trẻ quá, cũng không còn sớm sủa gì nữa. Mà mọi thứ đều phải có sự chuẩn bị kỹ càng, hỗ trợ chu đáo. Không phải chỉ 1 năm, mà có khi 3, 4 năm hay nhiều hơn. Theo em, phải hy sinh, nhất là về thời gian, tập luyện rất cực khổ để làm một cuộc bứt phá. Ca sĩ phải theo một quỹ đạo rất khắt khe chứ không phải chỉ là nay muốn làm cái này, mai muốn làm cái khác là được.
Tâm quan niệm gì về các show ca nhạc nghệ thuật và các show event?
Năm rồi em hát show hội nghị khách hàng rất là nhiều, các show nghệ thuật gần như không có mấy. Nhà nhà đều hát event thì rõ ràng mình phải nhập cuộc thôi. Chứ chẳng lẽ em chỉ ngồi chờ có chương trình thuần túy nghệ thuật mới hát, như thế thì "đi ngủ Đông" cho rồi, may ra 5 - 7 tháng mới có chương trình để hát. Em diễn hội nghị nhưng xem là diễn một chương trình, vì vậy mà diễn rất thoải mái. Thậm chí người ta còn làm cho mình thoải mái, vì đó là một chương trình sự kiện nên vui nhiều hơn, chẳng ai mời mình đến để hát một chương trình buồn bao giờ.
Có khi nào vì quen hát event có cát-sê cao quá, đến khi hát các show thường khác lại khó tụt xuống. Và Mỹ Tâm có ở tình trạng hễ lên lương là lên đồng loạt các chương trình luôn?
Với người ta, em không rành, còn bản thân mình thì phải có mức độ lên xuống, đâu phải lúc nào cũng lấy như nhau được. Phải biết phân biệt show này với show kia, show kiếm tiền và show phục vụ chứ. "Giai điệu tình thương", "Giai điệu tình yêu"... sẽ không thể có lương như khi hát các chương trình hội nghị của các hãng lớn. Hay với người quen thân làm việc lâu chủ yếu bằng tình cảm rồi, đâu thể lấy mức giá cao, có thể mình sẽ lấy cao theo từng thời điểm nhưng không thể cao bằng với show người khác được.
Một số ý kiến phản ánh rằng, để mời Mỹ Tâm hát event, bên cạnh cát-sê, thì phải có các điều kiện: Không tặng hoa, không ăn uống khi đang hát. Và vừa rồi, nghe một số hội nghị khách hàng miền Trung còn bổ sung thêm: thức uống chỉ là... Pepsi?
Có 2 cái không đúng: Thứ nhất, tặng hoa trong khi hát. Đó là phép lịch sự, em muốn đang hát thì không nên tặng hoa nhưng nếu yêu cầu mà người ta không làm cũng chịu thôi. Thứ hai, em cũng đâu ngốc đến mức độ mà phải nói uống Pepsi, dù em đang quảng cáo với hãng này. Còn đúng, là điều kiện còn lại, hay nói đúng hơn là có ăn uống thì sẽ không hát, bất kể vì lý do gì, có bao nhiêu tiền em cũng nhất định không (dĩ nhiên trừ đám cưới của bạn bè, người thân). Còn nếu có, thì sau khi em hát xong. Em chẳng thể nào hát được khi nhìn xuống thấy người ta đang ngồi ăn uống nhồm nhoàm!
Nhưng có khi nào Tâm bị tình trạng "vi phạm hợp đồng" không?
Có chứ. Giận lắm, nhiều khi không muốn diễn nhưng việc đã lỡ rồi, biết làm sao được. Chẳng lẽ mình bỏ show thì người ta bị đền hợp đồng chết cả tiền. Chỉ có cách là sau này thôi không làm việc với người ta nữa. Em thấy như vậy là không tôn trọng nghệ sĩ, dù sao mình cũng có tên tuổi đàng hoàng.
Bây giờ thì các phương tiện truyền thông thống nhất rằng Mỹ Tâm đã ăn nói khéo hẳn ra so với trước...
Mỗi lúc ta phải lớn hơn thêm, "đi một ngày đàng học một sàng khôn", đầu óc mở mang, suy nghĩ chững chạc hơn. Ngẫm lại, cuộc đời mình có những điều sai lầm, rất dại, thậm chí ngu ngốc, không thể tha thứ cho mình được, để rồi khi nghĩ lại, luôn tự hỏi tại sao mình lại làm như thế! Nhưng lúc đó, em lại chưa đến tuổi để nghĩ suy như bây giờ. Sự nổi tiếng đến với em quá sớm, khi mình còn quá trẻ và vô tư. Mà khi còn trẻ thì kinh nghiệm không có, cũng như chưa chuẩn bị tinh thần để "sống chung" với sự nổi tiếng sớm.
Hồi ấy em không cư xử được như bây giờ, đều là do thiếu kinh nghiệm. Nên mới có chuyện xảy ra, như các scandal, như bị nói là hay nóng tính, giận dữ. Không phải em sai trong chuyện đó, mà là do tính cách của em, cách nói, ứng xử lúc đó không hay.
"Khéo" như thế, ca sĩ sẽ không có những lúc thật thà đến ngô nghê nữa?
Ôi trời, đây là câu mà bây giờ ai cũng nói! Khờ quá thì người ta nói mình dại. Khôn thì bảo không thật lòng. Em là kẻ phát triển về suy nghĩ bình thường! (Cười)... Có lúc thấy như tuổi 18, có lúc lại thấy mình già với bạn bè đồng trang lứa. Mà thực ra dù thế nào đi nữa thì khi về Đà Nẵng là sẽ thấy hết à, hồn nhiên như em đang sống với gia đình vậy, bản tính em là vậy đó!
Bao lâu rồi Mỹ Tâm không đi chùa theo mẹ như ngày xưa nhỉ?
Dễ chừng 2 năm rồi thì phải, vì bây giờ chùa ngay bên cạnh nhà. Mà cũng ngại đi chùa xa, dù rất muốn cũng không được tự nhiên, tịnh tâm mà lễ phật như xưa. Người ta hay để ý đến mình lắm, rồi trẻ con nhiều khi xúm xít lại... ngắt nhéo xem có đúng là Mỹ Tâm hay không, nói chung ra chỗ đông người, em không thoải mái lắm.
Tết thì Mỹ Tâm thích ăn món gì nhất?
Chắc là... mì gói quá. Thật đấy! Cái món tưởng chừng như chỉ thường trực thời sinh viên Nhạc Viện. Tết thì món gì cũng có nhưng mẹ biết em thích ăn như vậy, nên hay làm "món" này lắm. Thích nhất là đêm Giao Thừa, đợi nhà cúng xong, em sẽ tha hồ xơi chả bò với mì gói. Mẹ em làm mì gói rất ngon, có cái mùi rất là Đà Nẵng. Ôi trời, vừa nói đến đã thèm quá đây (cười giòn). Sáng mùng 1, tự tay em sẽ nấu một cái lẩu hải sản cho mọi người cùng ăn, đây có lẽ là lần vào bếp duy nhất trong năm cho cả gia đình đấy.
Thế ngôi sao hàng đắt giá nhất có còn thích được lì xì năm mới không?
Có chứ, em vẫn được ba mẹ, rồi anh chị lì xì cho này. Trừ trường hợp hiếm là ba mẹ cho cao nhất là 100.000 ngàn, còn thì số tiền em được lì xì nhiều nhất là 10 ngàn đấy.
Tiền lì xì lớn thì em xài, còn tiền lẻ thì cất riêng 1 cái hộc, em có nhiều nhất là tiền 500 đồng mới keng!
Mỹ Tâm thích được chúc gì nhất?
Thật tình em cũng không biết nữa nhưng năm mới chúc nhau rồi hễ ai hỏi em chừng nào lấy chồng thì em bối rối lắm! Nhất là khi người thân hỏi mình, có nhiều cảm xúc lạ lắm. Vì như thế là thấy mình đã lớn hơn rồi đó. Em thấy cũng ngộ ngộ, tuổi này mà lấy chồng thì cũng kỳ kỳ (?) Nhà chỉ còn hai người chưa lập gia đình, là em và một anh trai nữa. Hồi chị Quý lấy chồng (Mỹ Quý, người đang làm công việc quản lý Mỹ Tâm thay cho Thái Huân gần 2 năm qua - nv), gia đình cũng có ngồi nói chuyện chồng con của Bé (tên thân mật của Mỹ Tâm - nv) nhưng nói lướt qua, "Bé" lớn rồi, tự quyết định thôi.
My Tam chua muon lay chong
Quan niệm của Tâm về tình yêu lúc này?
Em tâm đắc khi nhà thơ Xuân Diệu có nói đại ý rằng không nhất thiết phải yêu mới hiểu được tình yêu là gì. Hồi trước người ta hay chê câu "Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc" trong bài hát "Hát với dòng sông". Nhưng nghĩ một cách tích cực thì câu đó đúng. Tình yêu là phải cho đi chứ chẳng lẽ yêu mà cứ khư khư mong đợi tình yêu mang đến cho mình cái gì.
Một người đàn ông thường xuyên ồn ào biểu lộ tình cảm của mình với Mỹ Tâm liệu có chinh phục được không nhỉ?
Cũng tùy, khó nói lắm. Ví như thế này, đang chơi thân với nhau, tự nhiên đùng một cái, ngày đẹp trời nọ thổ lộ rằng tui yêu Mỹ Tâm, thì chắc là mắc cười lắm. Mỗi người yêu mỗi cách, có người muốn cho cả thế giới này biết người ta đang yêu. Có người lại yêu thầm kín. Nhưng quan trọng là sau đó có một tình cảm chân thật hay không? Còn nếu người ta "diễn giỏi" thì trong tình yêu sớm muộn gì cũng lộ ra. Nếu nhận ra là đã muộn thì cũng không sao, còn hơn nhầm suốt đời.
Vậy thì, năm hết Tết đến, lời cuối cho chuyện tình ì xèo trên báo với Đàm Vĩnh Hưng năm qua?
Một chuyện ồn ào không đáng có. Em với anh Hưng vẫn mãi thương nhau, quý nhau trong suốt cuộc đời này. Có cái duyên, đã gặp, cùng đi trên con đường chông gai, đầy khó khăn như nhau, anh em đã hỗ trợ để có thể có được như hôm nay. Còn chuyện tình cảm, nhất là tình yêu lại càng không thể nói trước được. Nếu anh Hưng đang yêu thì anh ấy nói tôi đang yêu, còn em chưa yêu thì em nói em chưa yêu, thế thôi!
Tâm vẫn luôn nói mình chưa ở tuổi lấy chồng, vì sao thế?
Không phải vì là không nghĩ đến, mà đúng ra tuổi này lấy chồng hơi sớm đối với phụ nữ hiện đại, đặc biệt là nghệ sĩ như em nữa. Em nghĩ phụ nữ thế kỷ này ai cũng vậy thôi. Vì tuổi này, mình đang còn cần thời gian để lo nhiều thứ cho công việc, chứ chưa thể làm tốt cả 2 nhiệm vụ được: Công việc và hạnh phúc gia đình.
Xin cám ơn Mỹ Tâm về cuộc trò chuyện này!
(Theo Thời trang trẻ, ảnh Netmode)


p/s : chi tiết về Mỹ Tại http://vi.wikipedia.org/wiki/Mỹ_Tâm

..biết đến Mỹ Tâm do 1 lần tình cờ lên nhà đứa lớp phó hồi cấp 3 chơi . Nó cho nghe đĩa Mỹ Tâm , thấy hay thế là bắt đầu kiếm đĩa của MT về nghe . Hì..nhanh thiệt..Đã 5 năm rồi

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009

Vân

Chỉ có 2  ngày tiếp xúc và đi chơi cùng nhau. Vậy mà sao tôi thấy bạn ấy dễ thương quá . Phải chăng đã thương rồi sao

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2009

Dream

3h 48' sáng , bỗng dưng chợt mình tỉnh giấc . Tôi mơ , lại thấy bạn ấy , tôi mơ thấy cả lớp 12 tôi gặp nhau . Nhưng trong giấc mơ luôn có hình bóng của nó , thật không thể tin được . Mấy hôm nay, 2 thằng Minh luôn nhồi nhắc vô trong óc tôi những thứ không không về nó , tại sao vậy , tại sao sao chừng ấy năm vẫn không thể quên được nó nhỉ .
Hay chỉ là 1 hồi ức trở lại .
Đến h tôi vẫn cô đơn ....

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2009


Thứ Năm, 10 tháng 9, 2009

free host


free host

Cpanel Username: b18_4012688
Cpanel Password: 123456
Your URL: 
http://vipboy286.byethost18.com or http://www.vipboy286.byethost18.com
FTP Server : ftp.byethost18.com
FTP Login : b18_4012688
FTP Password : 123456
MySQL Database Name: MUST CREATE IN CPANEL
MySQL Username : b18_4012688
MySQL Password : 123456
MySQL Server: SEE THE CPANEL


Cpanel URL: http://cpanel.byethost18.com

4shared

link :
http://www.4shared.com/account/home.jsp?startPage=1

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2009

Ngành đào tạo:Mạng máy tính và truyền thông
Trình độ đào tạoKỹ sư

Đào tạo kỹ sư ngành Mạng máy tính và truyền thông có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật; có đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngành nghề, đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng, có khả năng thiết kế chế tạo, bảo trì, sản xuất, thử nghiệm, quản lý các hệ thống mạng máy tính và truyền thông. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận các chức năng tham mưu, tư vấn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ với tư cách là một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Tổng cộng 210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể 5 đvht Giáo dục thể chất, 165 tiết Giáo dục Quốc Phòng. Thời gian đào tạo 4 năm được chia thành 2 phần.
+ Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu 80 đvht
+ Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu 130 đvht

Thực tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp 22 tín chỉ
- Thực tập : 10 tín chỉ.
- Luận văn tốt nghiệp hoặc 3 chuyên đề tốt nghiệp : 12 tín chỉ.
Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư ngành Mạng máy tính và truyền thông.

Nội dung chương trình

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (tổng cộng 67 tín chỉ chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

• Triết học Mac-Lênin (4 tín chỉ)
• Kinh tế Chính trị Mác-Lênin (4 tín chỉ)
• Chủ nghĩa xã hội khoa học (3 tín chỉ)
• Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (3 tín chỉ)
• Tư tưởng Hồ Chí Minh. (2 tín chỉ)
• Anh văn (28 tín chỉ)
• Giáo dục thể chất 1, 2
• Giáo dục Quốc phòng
• Toán cao cấp A1 (4 tín chỉ)
• Toán cao cấp A2 (4 tín chỉ)
• Toán cao cấp A3 (4 tín chỉ)
• Vật lý A1 (3 tín chỉ)
• Vật lý A2 (4 tín chỉ)
• Tin học đại cương (4 tín chỉ)

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp : 96 tín chỉ

Kiến thức cơ sở của ngành : 29 tín chỉ

- Kiến trúc máy tính (3 tín chỉ)
- Cấu trúc dữ liệu (4 tín chỉ)
- Nhập môn cơ sở dữ liệu (5 tín chỉ)
- Lập trình hướng đối tượng (5 tín chỉ)
- Hệ điều hành (4 tín chỉ)
- Lập trình C trên Windows (4 tín chỉ)
- Mạng máy tính (4 tín chỉ)

Kiến thức ngành : 44 tín chỉ

- Tín hiệu và mạch (3 tín chỉ)
- Hệ điều hành Linux (4 tín chỉ)
- Lý thuyết Thông tin (3 tín chỉ)
- Truyền dữ liệu (4 tín chỉ)
- Kỹ thuật lập trình (4 tín chỉ)
- Kiến trúc máy tính 2 (3 tín chỉ)
- Điện tử cho công nghệ thông tin (4 tín chỉ)
- An toàn mạng máy tính (4 tín chỉ)
- Lập trình mạng căn bản (4 tín chỉ)
- Thiết bị mạng và truyền thông
đa phương tiện (4 tín chỉ)
- Mạng máy tính nâng cao (4 tín chỉ)
- Xây dựng chuẩn chính sách an toàn
thông tin trong doanh nghiệp (3 tín chỉ)

Các môn tự chọn : 23 tín chỉ

- Xử lý tín hiệu số (4 tín chỉ)
- Quản trị hệ thống mạng (3 tín chỉ)
- Công nghệ mạng Viễn thông (4 tín chỉ)
- Truyền thông vệ tinh (3 tín chỉ)
- Hệ thống thời gian thực (3 tín chỉ)
- Truyền thông quang (4 tín chỉ)
- Kỹ thuật truyền hình số (3 tín chỉ)
- Công nghệ thoại IP (3 tín chỉ)
- Tính toán lưới (3 tín chỉ)
- Hệ thống tính toán phân tán di động (3 tín chỉ)
- Lập trình ứng dụng mạng (4 tín chỉ)
- Lập trình mạng với Perl (3 tín chỉ)
- Xây dựng ứng dụng web sử dụng
- AJAX và PHP (3 tín chỉ)
- Thiết kế và quản trị mạng Intranet (3 tín chỉ)


Giới thiệu sơ về một vài môn học


Mạng máy tính (4 tín chỉ)
Học phần cung cấp những khái niệm về mạng truyền thông, máy tính, protocol, an toàn mạng. Mục tiêu của học phần là giải quyết 2 vấn đề lý thuyết và thực hành: yêu cầu sinh viên phải hiểu các khái niệm về mạng máy tính và những ứng dụng của chúng vào các vấn đề rộng lớn trong thực tế.

Tín hiệu và mạch (3 tín chỉ)
Các khái niệm cơ bản; Các phương pháp phân tích mạch điện; Các phương pháp giải hệ phương trình mạch điện; Các mạch đơn giản dưới tác dụng điều hoà một chiều; Phương pháp đồ thị Bode; Mạng hai cửa bốn cực.

Hệ điều hành Linux
 (4 tín chỉ)
Kiến thức cơ bản về hệ điều hành Linux/Unix; Cách thức cài đặt, giao diện sử dụng và các thủ tục làm việc cơ bản với Linux/Unix; Tổ chức hệ thống tập tin, hệ thống tài khoản, và các thủ tục quản lý hệ thống tập tin, tài khoản; Quản trị hệ thống Linux bao gồm quản lý tiến trình, quản lý đĩa, biến môi trường …; shell

Lý thuyết Thông tin (3 tín chỉ)
Hệ thống truyền tin; Thông tin; Lý thuyết chung về mã hoá thông tin; Mã nguồn; Mã chống nhiễu; Mã đường truyền.

Truyền dữ liệu (4 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Mạng máy tính.
Giới thiệu chung về truyền số liệu; Thông tin và tín hiệu; Môi trường truyền số liệu; Kỹ thuật truyền số liệu; Hệ thống dồn tách kênh và chuyển mạch; Giao thức truyền số liệu; Mạng truyền số liệu.

Kỹ thuật lập trình (4 tín chỉ )
Kỹ thuật lập trình có cấu trúc; Kỹ thuật lập trình hướng đối tượng. Kỹ năng lập trình với ngôn ngữ C/C++.

Kiến trúc máy tính 2 (3 tín chỉ )
Môn tiên quyết: Kiến trúc máy tính
Giới thiệu chung về hệ thống vi xử lý; Các kiến trúc máy tính hiện đại bao gồm các kiểu kiến trúc đa xử lí và xử lí song song; Kỹ thuật Pipelining và SuperScalar; Các hệ thống Multivector và SIMD; Kiến trúc MIMD

Điện tử cho công nghệ thông tin (4 tín chỉ )
Môn tiên quyết: Tín hiệu và mạch
Các bộ khuyếch đại radio; Máy hiện sóng; Phổ tín hiệu; Các thành phần cơ bản của nhiễu; Điều chế và hệ thống điều biên; Mạch phát; Mạch thu; Hệ thống đơn biên; Điều tần và Điều pha; Vòng khoá phan; Điều chế xung và điều chế số; Các khái niệm và kỹ thuật truyền sóng radio; Cơ bản về truyền hình; Truyền thông radio và truyền thông không gian; Truyền thông bằng cáp quang.

An toàn mạng máy tính (4 tín chỉ )
Môn tiên quyết: Mạng máy tính.
Khái niệm về an toàn, an ninh mạng; Các phương pháp mã mật; Xác thực thông điệp, chữ ký điện tử và giao thức xác thực;

Lập trình mạng căn bản (4 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Mạng máy tính, Kỹ thuật lập trình.
Tổng quan về lập trình mạng; Xây dựng ứng dụng thuộc tầng IP; Xây dựng ứng dụng Client/Server; Thực hiện một số giao thức chuẩn; Giới thiệu về lập trình Web và một số giao thức tiên tiến.

Thiết bị mạng và truyền thông đa phương tiện (4 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Mạng máy tính, Điện tử cho công nghệ thông tin.
Tổng quan về các thiết bị truyền thông và mạng; Các phương tiện truyền dẫn; Các thiết bị mạng LAN; Các thiết bị mạng WAN; Hệ thống chuyển mạch. Tổng quan về truyền thông đa phương tiện và dữ liệu đa phương tiện; Các công nghệ đa phương tiện và các chuẩn; Phương pháp nén ảnh, nén video các chuẩn nén JPEG, MPEG; Nén audio và các chuẩn nén PCM, LPC, GSM; Đồng bộ dữ liệu audio – video; Truyền số liệu đa phương tiện trên mạng máy tính, công nghệ đường truyền tốc độ cao; Mạng đa phương tiện: các công nghệ và kiến trúc; Các giao thức truyền thông đa phương tiện thời gian thực; Chất lượng dịch vụ truyền thông đa phương tiện và các phương pháp điều khiển; Một số ứng dụng của truyền thông đa phương tiện: voice over IP VOIP, Video IP, Videoconferencing, Video on Demand VOD, TVOIP, Interactive TV.

Mạng máy tính nâng cao (4 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Mạng máy tính.
Giới thiệu về phân tích mạng, bao gồm các phương pháp tiếp cận hệ thống và đưa ra các định nghĩa và khái niệm sẽ được sử dụng trong chương trình; Các khái niệm và quá trình xác định các yêu cầu cho hệ thống mạng; Cách thức phân tích luồng để có thể đạt được các yêu cầu về hiệu năng với các luồng lưu lượng khác nhau; Kiến trúc mạng, sự phát triển các mối quan hệ trong và ngoài trong và giữa các chức năng chính địa chỉ và định tuyến, bảo mật, quản lý mạng và hiệu năng trong mạng; Các chức năng chính, thành phần phát triến và các kiến trúc tham chiếu mô tả mối quan hệ trong và ngoài; Cách thức xác định kỹ thuật nào là tối ưu cho mạng, bao gồm cả tiêu chuẩn đánh giá và sử dụng các kết quả của phân tích mạng; Nội dung về cách kết nối các kỹ thuật, bao gồm chuyển mạch, định tuyến.

Xây dựng chuẩn chính sách an toàn thông tin trong doanh nghiệp (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: An toàn mạng máy tính.
Phân tích hệ thống thông tin trong doanh nghiệp: những khái niệm cơ bản, kiến trúc, nhiệm vụ của hệ thống, các giai đoạn và trạng thái hoạt động của hệ thống; thiết kế và phát triển hệ thống thông tin trong doanh nghiệp; Các yêu cầu về an toàn thông tin; Các thủ tục kiểm tra và phê chuẩn;

Xử lý tín hiệu số (4 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Lý thuyết thông tin.
Tín hiệu, số hoá tín hiệu và hệ thống số; Các phép toán cơ bản xử lý tín hiệu: nhân chập, phép biến đổi Z, phép biến đổi Fourier rời rạc, phép biến đổi Fourer nhanh FFT, phép biến đổi Wavelet; Xử lý phân tích phổ tín hiệu; Lọc số và thiết kế bộ lọc số; Xử lý đồng hình; Một số công cụ phần mềm xử lý tín hiệu số; Một số vi mạch xử lý tín hiệu số DSP.

Quản trị hệ thống mạng (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Mạng máy tính, Mạng máy tính nâng cao,
Các kiến thức về mạng, kỹ thuật mạng và thiết bị mạng như hub, switch, router …; Kiến trúc và các giao thức quản lý mạng và các nội dung liên quan đến quản lý SNMP, quản lý băng thông rộng, TMN; Các ứng dụng, công cụ để theo dõi thông số mạng, các ứng dụng quản lý mạng và các giải pháp để quản lý hệ thống và mạng.

Công nghệ mạng Viễn thông (4 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Mạng máy tính, Thiết bị mạng và truyền thông đa phương tiện
Các kiến thức cơ sở về mạng viễn thông như các kỹ thuật chuyển mạch, các kỹ thuật mạng viễn thông, dịch vụ trên mạng viễn thông và quản lý mạng; Các kiến thức về thiết kế, phân tích và đánh giá hoạt động của một mạng viễn thông, đồng bộ synchronization của một mạng viễn thông.

Truyền thông vệ tinh (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Mạng máy tính, Thiết bị mạng và truyền thông đa phương tiện.
Lịch sử phát triển của truyền thông vệ tinh, truyền thông vệ tinh trong hệ thống viễn thông; Quỹ đạo vệ tinh GEO, MEO và LEO, vùng phủ sóng của vệ tinh, mô hình truyền dẫn và liên kết vệ tinh; Kỹ thuật điều biến và mã hóa: các kỹ thuật điều biến số, FEC , ARQ. Kỹ thuật giao dịch: FDMA, TDMA, CDMA, Aloha, Demand assignment; Hệ thống INTELSAT, mạng VSAT, hệ thống GPS, INMARSAT, Iridium, Globalstar, Odyssey.

Hệ thống thời gian thực (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Kiến trúc máy tính, Kiến trúc máy tính 2.
Giới thiệu về hệ thống thời gian thực, các hệ thống nhúng; Thiết kế và phát triển các hệ thống thời gian thực, ngắt và các ngoại lệ, bộ trễ và các tiện nghi với thời gian thực, các thiết bị thời gian thực, các thiết bị I/O và các bus ngoại vi; Ứng dụng đa nhiệm trong các hệ thống thời gian thực; Mạng máy tính và các hệ thống nhúng

Truyền thông quang (4 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Công nghệ mạng Viễn thông, Thiết bị mạng và truyền thông đa phương tiện
Giới thiệu về cáp quang; Thiết bị kỹ thuật trong truyền thông quang, nguồn sáng, LEDs, DFB lasers, tunable DBR lasers. Chất Quang dẫn: photodiodes, phototransistors. Các loại thiết bị: EDFAs, II generation EDFAs, fiber amplifiers, plastic fiber amplifiers, Raman effect amplifiers; Hệ thống truyền điểm – điểm, thiết bị điều biến. Tính chất và khả năng của hệ thống truyền tải, kỹ năng trong việc thiết kế và lắp đặt cáp quang. Kiểm
soát độ tán sắc trong kết nối SM và MM. Thiết bị và kỹ thuật kiểm tra cáp quang dùng sợi thủy tinh, cáp quang dùng sợi thủy tinh trong các môi trường khác nhau.; Sử dụng cáp quang trong mạng Ethernet, fiber channel. Tiêu chuẩn SONET/SDH, các giao thức quản trị mạng của SONET/SDH. Các thiết bị SONET: SONET Regenerator, add drop multiplexer. Mạng quang sử dụng kỹ thuật TDM/FDM, WDM và SDM.

Kỹ thuật truyền hình số (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Công nghệ mạng Viễn thông,
Giới thiệu về kỹ thuật truyền hình; Lý thuyết về mầu, các hệ mầu: NTSC, PAL, SECAM, Các loại màn hình màu thông dụng; Khái niệm cơ bản của truyền hình cáp, kỹ thuật mạng tiếp 2 chiều, số hóa tín hiệu video và audio, chuẩn MPEG. Sử dụng tần số trong truyền hình cáp, thiết bị tiếp nhận tín hiệu truyền hình cáp; Truyền hình trực tiếp từ vệ tinh: INSAT series, các loại vệ tinh truyền hình quốc tế, thiết bị tiếp nhận tín hiệu từ vệ tinh; Khái niệm về kỹ thuật truyền hình số, các kỹ thuật cơ bản của truyền hình số, ITT digit 2000 IC system; Các chuẩn HDTV và khả năng tương thích, tín hiệu MACK, giải mã và giao diện, hệ thống MUSE, Hệ HD-MAC; Kỹ thuật truyền hình stereo và 3D

Kỹ thuật truyền hình số (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Công nghệ mạng Viễn thông,
Giới thiệu về kỹ thuật truyền hình; L ý thuyết về mầu, các hệ mầu: NTSC, PAL, SECAM, Các loại màn hình màu thông dụng; Khái niệm cơ bản của truyền hình cáp, kỹ thuật mạng tiếp 2 chiều, số hóa tín hiệu video và audio, chuẩn MPEG. Sử dụng tần số trong truyền hình cáp, thiết bị tiếp nhận tín hiệu truyền hình cáp; Truyền hình trực tiếp từ vệ tinh: INSAT series, các loại vệ tinh truyền hình quốc tế, thiết bị tiếp nhận tín hiệu từ vệ tinh; Khái niệm về kỹ thuật truyền hình số, các kỹ thuật cơ bản của truyền hình số, ITT digit 2000 IC system; Các chuẩn HDTV và khả năng tương thích, tín hiệu MACK, giải mã và giao diện, hệ thống MUSE, Hệ HD-MAC; Kỹ thuật truyền hình stereo và 3D

Tính toán lưới (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Lý thuyết thông tin.
Tổng quan về tính toán lưới. Kiến trúc và các thành phấn của hệ thống tính toán lưới; Các chuẩn hỗ trợ tính toán lưới: OGSI. Mô hình phân lớp và các phần tử dịch vụ OGSA/OGSI, các ứng dụng của OGSA/OGSI; Các chuẩn hỗ trợ tính toán lưới: OGSA. Phân loại dịch vụ OGSA; Globus Toolkit, môi trường tính toán lưới, cơ sở về quản lý và phát triển lưới, an ninh lưới, kinh tế hệ thống lưới; Hệ thống truyền thông lưới, kỹ thuật SAN, kỹ thuật LAN, hệ thống truyền thông lưới quốc gia. Multilink Frame Relay, kỹ thuật MPLS. Cơ sở về mạng riêng ảo tầng 2 và 3, mạng riêng ảo MPLS tầng 2,; Ứng dụng tính toán lưới

Hệ thống tính toán phân tán di động (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Mạng máy tính nâng cao, Thiết bị mạng và truyền thông đa phương tiện
Giới thiệu về tính toán di động phân tán, kiến trúc của các hệ thống tính toán di động phân tán; Giới thiệu về công nghệ không dây, thiết bị không dây, cơ sở lập trình trên thiết bị không dây. Hệ điều hành hỗ trợ tính toán di động, tài nguyên hệ thống sử dụng trong các hệ thống tính toán di động phân tán; Hệ thống tập tin di động phân tán. Các công nghệ phát triển hệ thống tính toán di động phân tán; Bảo mật ứng dụng di động, Bảo mật các hệ thống tính toán phân tán di động.

Lập trình ứng dụng mạng (4 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Lập trình mạng.
Các khái niệm cơ bản về Internet và dịch vụ WWW, mô hình OSI, HTTP, URL, Form, Session, Cookie. Các mô hình phát triển ứng dụng mạng: client/server, peer-to-peer, component, web service, ứng dụng phân tán; Mô hình ứng dụng phân tán. Remote Method Invocation RMI . Common Object Request Broker Architecture CORBA ; Java Servlet và Java Server Page. Công nghệ Java Servlet, Java Server Page, kỹ thuật Session / Cookie ; Thư viện lập trình giao tiếp cơ sở dữ liệu: JDBC. Mô hình ứng dụng enterprise component, công nghệ J2EE, Java Bean / Enterprise Java Bean ; Web Service, WSDL Web Service Definition Language , SOAP Simple Object Access Protocol , Kỹ thuật phát triển ứng dụng theo mô hình Web Service; Bảo mật ứng dụng mạng, Chứng thực người dùng, kết nối an toàn, bảo mật CSDL, bảo mật EJB - Web Service.

Lập trình mạng với Perl (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Lập trình mạng.
Tổng quan về Perl, biến trong Perl, tiến trình, liên tiến trình pipe và tín hiệu, package, Module và Object; Nghe thông tin mạng snooping, công cụ nghe mức thấp, nghe các gói IP, nghe thông tin tầng vận chuyển; Mô hình client-server, Perl Socket API, deadlock. Socket hướng đối tượng; Mã trạng thái của HTTP, thư viện truy nhập web của perl, xây dựng web server; Xây dựng hệ thống client/server dùng TCP, quản lý với ICMP, giao thức SNMP; Dữ liệu TCP khẩn, broadcasting, multicasting, mobile agent.

Xây dựng ứng dụng web sử dụng AJAX và PHP (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Lập trình ứng dụng mạng.
Chức năng phân phối qua Web, AJAX, xây dựng ứng dụng đơn giản với AJAX và PHP; Kỹ thuật client-side với JavaScript, kỹ thuật server-side với PHP và MySQL ; Tạo biểu mẫu đăng ký với AJAX, AJAX Chat, AJAX Suggest and Autocomplete; Biểu đồ thời gian thực với SVG, AJAX Grid, AJAX RSS Reader, AJAX Drag và Drop

Thiết kế và quản trị mạng Intranet (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Quản trị hệ thống mạng.
Kiến trúc mạng Intranet; Các dịch vụ trên mạng Intranet; Thiết kế mạng Intrenet; Lập trình socket với TCP/IP; Các công nghệ phát triển ứng dụng trên môi trường Web; CGI, ASP, Applet;_Hệ thống quản trị nội dung CMS, mô hình truyền thông của Intranet, diễn đàn và nhóm thảo luận, các hệ thống minh họa; Cá nhân hóa và vấn đề an ninh, Thư mục người dùng và tính cá nhân hóa, chính sách an ninh.

(Theo Thông tin từ Khoa Mạng máy tính và truyền thông www.uit.edu.vn)
Ngành đào tạoHệ thống thông tin
Trình độ đào tạoCử nhân

Đào tạo cử nhân CNTT hướng ngành Hệ thống thông tin, Có khả năng xây dựng các hệ thống thông tin cho việc quản lý kinh tế, hành chính và dịch vụ. Có năng lực tham mưu tư vấn và có khả năng thực hiện nhiệm vụ với tư cách như là một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hướng đến đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao đạt trình độ khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghiệp công nghệ thông tin trong cả nước. Sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin làm việc ở các chức danh: nghiên cứu viên, giảng viên, cán bộ quản lý dự án,...
Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân ngành Hệ thống thông tin.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin có thể làm việc ở nhiều vị trí như

* Phân tích viên hệ thống (systems analyst), tích hợp hệ thống (system integrator), quản trị cơ sở dữ liệu, phân tích hệ thống thông tin.
* Quản trị hệ thống thông tin trong cơ quan, xínghiệp.
* Lập trình quản lý cơ sở dữ liệu.
* Quản lý cơ sở dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo.
* Đào tạo và hướng dẫn các nhân viên ở các bộ phận khác sử dụng thông tin và hệ thống một cách có hiệu quả.
* Đảm nhận vai trò của một CIO (giám đốc thông tin).
* Cán bộ quản lý dự án trong các hướng ngành đang có nhu cầu rất lớn của xã hội: giáo dục điện tử (elearning), thương mại điện tử (e-commerce), chính phủ điện tử (e-government), các hệ thống thông tin địa lý (GIS)...
* Nghiên cứu viên, giảng viên.


Khoa Hệ thống thông tin, trường ĐHCNTT tập trung nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng CNTT theo các hướng sau: 

* Nghiên cứu các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin tiên tiến
* Nghiên cứu phát triển các hệ CSDL tiên tiến như CSDL hướng thời gian, CSDL đa phương tiện, CSDL mờ, CSDL đồ thị, CSDL suy diễn
* Phát triển các nghiên cứu nhằm tăng cường khai thác tri thức từ CSDL, quản trị các kho dữ liệu lớn, tìm kiếm thông tin trên Web, tìm kiếm ngữ nghĩa.
* Phát triển các nghiên cứu liên ngành giữa tin học và các ngành khoa học khác như Hóa, Sinh học, xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
* Phát triển các hệ thống thông tin ứng dụng trong giáo dục điện tử, thương mâi điện tử, hành chính điện tử

Sinh viên đi thực tập thực tế tại các doanh nghiệp và làm luận văn tốt nghiệp (nếu đủ điều kiện về điểm số) hoặc thi 3 môn chuyên đề tốt nghiệp.
- Thực tập (2 tín chỉ).
- Luận văn tốt nghiệp (10 tín chỉ) hoặc thi 3 môn chuyên đề tốt nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân ngành Hệ thống thông tin.

Nội dung chương trình

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (tổng cộng 67 tín chỉ chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

• Triết học Mac-Lênin
• Kinh tế Chính trị Mác-Lênin
• Chủ nghĩa xã hội khoa học
• Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
• Tư tưởng Hồ Chí Minh.
• Anh văn
• Giáo dục thể chất 1, 2
• Giáo dục Quốc phòng
• Toán cao cấp A1
• Toán cao cấp A2
• Toán cao cấp A3
• Vật lý A1
• Vật lý A2
• Tin học đại cương

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu (tổng cộng 85 tín chỉ)

Kiến thức cơ sở của ngành (gồm 33 tín chỉ)
• Kiến trúc máy tính (3 tín chỉ)
• Thống kê ứng dụng ( 3 tín chỉ )
• Cấu trúc rời rạc (4 tín chỉ)
• Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 1 (4 tín chỉ)
• Cơ sở dữ liệu (4 tín chỉ)
• Hệ điều hành 1 (3 tín chỉ)
• Lập trình hướng đối tượng (4 tín chỉ)
• Lập trình trên Windows (4 tín chỉ)
• Mạng máy tính (4 tín chỉ)

Kiến thức ngành (gồm 52 tín chỉ)

• Thiết kế cơ sở dữ liệu (4 tín chỉ)
• Lập trình cơ sở dữ liệu (4 tín chỉ)
• Nhập môn công nghệ phần mềm (4 tín chỉ)
• Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (4 tín chỉ)
• Hệ thống thông tin kế toán (4 tín chỉ)
• Các hệ cơ sở tri thức (4 tín chỉ)
• Ngôn ngữ lập trình Java (4 tín chỉ)
• Phân tích thiết kế hệ thống thông tin (4 tín chỉ)
• Phân tích thiết kế hướng đối tượng với UML (4 tín chỉ)
• Cơ sở dữ liệu phân tán (4 tín chỉ)
• Quản lý dự án công nghệ thông tin (4 tín chỉ)
• Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle (4 tín chỉ)
• Khai thác dữ liệu (4 tín chỉ)
• Phát triển ứng dụng web (4 tín chỉ)

Nhóm môn học tự chọn (tổng cộng 6 tín chỉ)

• Hệ CSDL đa phương tiện (4 tín chỉ)
• Hệ điều hành Linux (4 tín chỉ)
• Cấu trúc dữ liệu & giải thuật 2 (4 tín chỉ)
• Nhập môn HTTT địa lý (4 tín chỉ)
• Nhập môn Quản trị doanh nghiệp (4 tín chỉ)
• An toàn và bảo mật HTTT (3 tín chỉ)
• Thương mại điện tử (4 tín chỉ)
• Truy xuất thông tin (4 tín chỉ)
• Grid Computing (4 tín chỉ)
• Xử lý song song (4 tín chỉ)
• Đại cương hệ định vị toàn cầu (4 tín chỉ)
• Phân tích không gian (4 tín chỉ)
• Xử lý ảnh viễn thám (4 tín chỉ)
• Kho dữ liệu và OLAP (4 tín chỉ)
• Kỹ năng truyền thông và làm việc nhóm (3 tín chỉ)
• Công nghệ XML và ứng dụng (4 tín chỉ)
• Công nghệ Portal (4 tín chỉ)

Giới thiệu sơ về một vài môn học

Cấu trúc rời rạc (4 tín chỉ)
Cấu trúc rời rạc là kiến thức rất cơ bản và hầu hết các lĩnh vực của công nghệ thông tin đều đòi hỏi phải làm quen với các khái niệm của cấu trúc rời rạc. Học phần bao gồm các nội dung: các chức năng, quan hệ và tập hợp, luận lý cơ sở, kỹ thuật chứng minh, đồ thị và cây.

Xác suất thống kê
 (4 tín chỉ)
Nội dung học phần bao gồm: xác suất rời rạc, xác suất liên tục, phân bố mẫu, ước lượng phỏng đoán, kiểm tra giả định, tương quan và hồi quy.

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin (4 tín chỉ)
Khái niệm hệ thống và chu trình phát triển hệ thống; Khảo sát hiện trạng và xác định nhu cầu; Phân tích chức năng; Phân tích dữ liệu; Phân tích động thái, các nghiệp vụ chuyên môn của từng bộ phận (quy trình nghiệp vụ); Thiết kế hệ thống; Một số vấn đề cài đặt hệ thống

Nhập môn Công nghệ phần mềm (4 tín chỉ)
Các tiêu chuẩn phần mềm; Lập kế hoạch chế tác phần mềm; Thiết kế giao diện người dùng; Kiểm thử phần mềm; Bảo trì phần mềm; Lập tài liệu kỹ thuật; Quản trị dự án phần mềm.

Mạng máy tính (4 tín chỉ)
Học phần cung cấp những khái niệm về mạng truyền thông, máy tính, protocol, an toàn mạng. Mục tiêu của học phần là giải quyết 2 vấn đề lý thuyết và thực hành: yêu cầu sinh viên phải hiểu các khái niệm về mạng máy tính và những ứng dụng của chúng vào các vấn đề rộng lớn trong thực tế.

Ngôn ngữ lập trình Java (4 tín chỉ)
Giới thiệu khái quát về ngôn ngữ Java và những khả năng của nó cho việc phát triển phần mềm phân bố, giới thiệu khái niệm bean và kiến trúc J2EE, kiến trúc xây dựng các ứng dụng sử dụng Java.

Các hệ cơ sở tri thức (4 tín chỉ)
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các hệ cơ sở tri thức bao gồm tổ chức tri thức, các cơ chế và kỹ thuật lập luận; động cơ suy diễn, logic mờ và ứng dụng trong các hệ điều khiển mờ.

Thiết kế cơ sở dữ liệu (4 tín chỉ)
Một số phương pháp, cách tiếp cận để thiết kế cơ sở dữ liệu; Các khái niệm cơ bản cần thiết để thiết kế cơ sở dữ liệu, khái niệm phụ thuộc hàm, phụ thuộc hàm hệ quả, suy dẫn, các dạng chuẩn, các phương pháp tổng hợp, phân rã một quan hệ, vận dụng thực tế thiết kế cơ sở dữ liệu.

Quản trị dự án công nghệ thông tin (4 tín chỉ)
Học phần cung cấp những hiểu biết về cách quản lý và thực hiện dự án công nghệ thông tin; Giới thiệu những kiến thức cốt lõi về quản lý dự án nói chung và quản lý dự án công nghệ thông tin; Đề cập tới những yêu cầu kỹ năng của người quản lý dự án so với yêu cầu quản lý kỹ thuật.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (4 tín chỉ)
Học phần cung cấp các kiến thức về chức năng cơ bản của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (từ cơ chế quản lý các giao tác đồng thời đến các cơ chế phục hồi sau sự cố, cơ chế đảm bảo an toàn dữ liệu). Mô hình cài đặt thực tế trong một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu như SQL Server, Oracle, các vấn đề liên quan đến tối ưu hóa câu truy vấn.

Khai thác dữ liệu (4 tín chỉ)
Học phần cung cấp các kiến thức về kho dữ liệu và các phương pháp khai phá dữ liệu như: phương pháp phân đoạn, phương pháp sử dụng cây quyết định, luật kết hợp, mạng nơron, các giải thuật di truyền nhằm giúp cho sinh viên nắm bắt được cách thức tìm kiếm tri thức từ dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu phân tán (4 tín chỉ)
Giới thiệu về cơ sở dữ liệu phân tán, các mức trong suốt phân tán, biến đổi truy vấn toàn cục thành các truy vấn mảnh, các khái niệm hướng đối tượng, ngôn ngữ định nghĩa đối tượng (ODL), ngôn ngữ truy vấn đối tượng (OQL), mô hình đối tượng – quan hệ. Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán là mô hình CSDL tiên tiến, theo sau các hệ quản trị CSDL thế hệ thứ 2;

An toàn và bảo mật hệ thống thông tin (3 tín chỉ)
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về an toàn và bảo mật thông tin: mật mã, chữ ký điện tử, các kỹ thuật và phương pháp bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin hoạt động...

Phát triển hệ thống mã nguồn mở (4 tín chỉ)
Học phần cung cấp những thông tin đã được xem là thống nhất về nguồn mở và phần mềm mã nguồn mở, giới thiệu các phương pháp luận, các kỹ thuật xây dựng phần mềm mã nguồn mở.

Chuyên đề Web với Java (3 tín chỉ)
Học phần cung cấp các kiến thức Web, lập trình trên Web, Java nâng cao và các mô hình tính toán trên Internet bằng ngôn ngữ Java.

(Theo thông tin từ Khoa Hệ Thống Thông Tin www.uit.edu.vn)

Chọn ngành CNTT: Tôi đã đi lầm đường, hay là tôi đã có quá nhiều quyết định sai lầm.

By toiditimtoi46789
1/ Bước vào cổng đại học
Cách đây 5 năm, sau khi tốt nghiệp PT tại 1 trường thuộc hàng top tại tp.hcm, tôi quyết định chọn thi vào ngành CNTT, và xác định trước
hướng theo học là công nghệ phần mềm.
Theo lời khuyên của ba tôi, tôi cũng vào học tại 1 trung tâm đào tạo lập trình viên Aptech, để vừa có bằng đại học mà tiến thân, vừa có kỹ năng làm việc thực hành. Điều kiện của tôi thuận lợi hơn tất cả mọi người cùng trang lứa, và sức học của tôi cũng khá, dễ dàng vượt qua các bài thi. Thậm chí, đến giai đoạn chuyên ngành điểm các môn chuyên ngành có thấp lắm cũng chỉ dừng ở 7, và phổ biến ở mức 9,10.
2/ Có nên đi làm trong lúc còn đi học?
Lúc đó là vào khoảng đầu năm 3 đại học, tháng 11 năm đó, tôi cũng vừa tốt nghiệp xong chương trình LTV Aptech, và cũng hào hứng háo hức đi làm. Chỉ sau 3 ngày post hồ sơ lên các trang mạng tuyển dụng, có hơn 4 ,5 công ty gì đó mời cộng tác.
Tôi hớn hở về nhà khoe với ba mẹ, thì được ba mẹ phán cho mấy câu xanh rờn “Nhà mình đâu có thiếu thốn gì mà phải đi làm. Ba còn đi làm, kiếm ra tiền, con muốn học gì thì học, ba mẹ không có tiếc tiền với chuyện học của các con. Chuyện gì chứ chuyện học thì không bao giờ từ chối chi tiền. Giờ cứ lo học cho xong cái bằng đại học đã, rồi muốn đi làm gì thì làm.”. Khi đó tôi có vẻ xìu xuống, nhiệt huyết đi làm giảm dần nhưng vẫn chưa từ bỏ ý định.
Vài hôm sau lên văn phòng khoa xin cái bảng điểm thì gặp cô phó khoa cũng phán cho 1 câu xanh rờn từa tựa như vậy: “Mấy em cứ học xong hết đi rồi hãy đi làm, đừng có gấp, đừng có ham đi làm.”. Thời gian đó cũng sắp thi học kỳ, cộng với bao nhiêu lời khuyên của những ng xung quanh, ý định ban đầu không còn chắc chắn nữa, lung lay dần đi.
Tôi quyết định nghe theo mọi người, cũng vì câu mà mẹ tôi hay nói: “biết nghe lời đi, đứa nào cãi tao thì chỉ có chết tới bị thương”, và mỗi khi tôi thất bại thì mẹ hay lôi câu đó ra mà phán. Nghe cũng có vẻ hợp với cái lẽ: “cá không ăn muối cá ươn…”. Thế là tôi từ bỏ hẳn ý định đi làm từ sớm, mặc dù rất muốn.
3/ Ra trường
2 năm sau đó, sau khi hoàn tất chương trình đại học, và vượt qua 1 cái luận văn mà nội dung cũng thuộc hàng xương xẩu để lấy 1 điểm số tốt, tôi chính thức tốt nghiệp đh sau đúng 5 năm học. Bảng điểm sạch sẽ, không nợ môn nào trước khi làm luận văn.
Có 1 dịp tình cờ gặp lại thằng bạn thân hồi cấp 3, cũng đã tốt nghiệp ĐH Khoa học tự nhiên. 2 đứa đi cafe karaoke cả buổi với mấy đứa ban nữa để tâm sự. Nó nói: tao thất nghiệp nửa năm nay. Lúc đó tôi cười thầm, không nói gì, cũng không nghĩ gì, vì tôi lạc quan , và có niềmtin vào khả năng của bản thân để bắt đầu 1 hành trình mới:
4/ Đi tìm việc làm.
Nhìn lại bộ hồ sơ tìm việc làm:
+ bằng cấp: đủ
+ bảng điểm: tốt
+ chứng chỉ quốc tế: luôn là 1 lợi thế
+ ngoại ngữ: cũng khá, có điều chỉ đọc được tài liệu chuyên môn chứ giao tiếp thì _@#(%&$*^.
Tôi bắt đầu apply vào những công ty thuộc hàng “ăn trên ngồi trước” trước. Khổ cái:
+ cty nước ngoài thì đòi tiếng Anh giao tiếp
+ các công ty lớn thì đòi kinh nghiệm 2,3 năm.
Tôi bắt đầu “hạ chuẩn” xuống: lương thấp hơn 1 tí, công ty bình dân hơn 1 tí, thì gặp phải đòi hỏi: 1 năm kinh nghiệm: he, cái này không thành vấn đề, nhưng nhìn lại vị trí, công việc, và công nghệ sử dụng, thì nó lại có vấn đề.
5/ Khó khăn nối tiếp khó khăn
Ở ĐH cũng như Aptech, tôi chỉ học về các công nghệ cao cấp như J2EE, .NET là chủ yếu, còn những món như PHP thì không quan tâm lắm. Qua 1 thời gian theo dõi, tôi thấy các cty bây giờ hay chuộng tuyển lt viên làm web, với PHP,MYSQL và 1 số CMS như Joomla, hay Framework Drupal, Template Smarty gì gì đó. Tôi chỉ có biết 1 ít về PHP, vì nó giống C,C++, MYSQL thì cũng có khác gì nhiều so với SQLSERVER đâu, nói chung những thứ lặt vặt về web tôi đều làm được cả, chỉ là chưa biết và chưa có kinh nghiệm với cácCMS,Framework trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên 1 cái khó nữa là đã lập trình web, phải biết về nào là Flash, Photoshop,… cái này thì tôi mù tịt hoàn toàn. Tôi chỉ biết chờ đợi xem có công việc nào phù hợp hơn với mình hay không. Nhưng càng ngày cơ hội việc làm càng ít đi. Dạo qua các trang tuyển dụng thì thấy xu hướng tuyển dung như  sau:
6/ Xu hướng tuyển dụng tại VN vao thời điểm tháng 6,7 / 2009:
+ Hà Nội: tuyển ltv nhiều, ít kn hoặc mới ra trường chưa đi làm cũng được – nhưng tôi ở HCM mà (*)v(*)
+ HCM: tuyển ltv ít, nhưng phải có kn làm việc 2,3 năm, chỗ nào bèo lắm thì cũng 1 năm + với 1 số thứ tôi không biết như nêu trên.
Ngoài ra, các cty pm tại HCM hiện thời điểm này lại có xu hướng
+ hạn chế tuyển ltv
+ mà tuyển hàng loạt tester
+ và nhân viên kinh doanh phần mềm.
Oax, trong đh chả có môn nào đào tạo về quy trình test, hay kỹ thuật test cả, có chăng môn CNPM thì nói 1 chút, mà cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa qua lý thuyết, hoàn toàn không chú trọng hay nhấn mạnh gì. Còn về vị trí NV kinh doanh pm thì tôi chả quan tâm, vì tôi học rất khá , và mong muốn làm đúng vị trí chuyên môn phù hợp với mình thôi.
Đảo qua đảo lại, tôi thấy nhu cầu tuyển dụng của các cty và khả năng của tôi càng ngày càng ít “khớp nhau”, “hạ chuẩn” chút nữa, tôi chuyển sang tìm các công ty tư nhân cần nhân viên IT. Đối với các cty tư nhân tuyển NV IT như thế này, thì họ chả yêu cầu ngoại ngữ  cao, cũng chả yêu cầu lập trình quá giỏi, mà cái họ cần là: 1 NV IT đa năng:
+ lập trình web
+ kiêm webmaster
+ kiêm cài phần mềm
+ bảo trì máy tính
+ đi dây mạng
+ quản trị mạng
+ quản lý csdl, ….
…cái gì cũng làm, nhưng mà lương thấp chủn.
7/ Một thoáng lo âu
Ngày qua ngày cứ lặp lại, nhiều hôm buồn thức đến 3,4 h sáng để vào mấy trang tìm việc, dù biết giờ này còn ai tuyển nữa chứ, mà những tin đó thì trong ngày đã đọc rồi. Thậm chí có những hôm chiều thứ sáu, tôi tranh thủ đọc cho hết mấy cái tin tuyển dụng rao đầy trên mạng nhưng… chả ăn nhậu gì với thứ mình cần tìm, chỉ sợ mai thứ 7 cuối tuần thì không còn gì để đọc.
Ngó lại những thứ họ cần:
+ Nếu là tuyển sv mới tốt nghiệp, thì thường là cty nước ngoài, tuyển về đào tạo lại, và cần khả năng tiếng anh rất lưu loát
+ Nếu là lập trình quản lý với java, .net , thì cần nhiều năm kinh nghiệm
+ Nếu là lập trình web với php, thì cũng phải cần flash, photoshop, design…
+ Nếu có là NV IT quèn, cũng phải cần quản trị mạng, đi dây mạng, làm những thứ linh tinh như sửa máy, cài pm
+ 1 số cty nữa tuyển nv mới tn lương cũng rất khá, nhưng lại làm việc lập trình driver, hệ thống với C,C++ cái này lĩnh vực này bó tay
+ 1 số chỗ tuyển lập trình game, lập trình mobile: không biết tí gì, muốn làm cũng phải bỏ ra vài tháng học và nghiên cứu về mobile environment, graphics 2d,3d – món này không đơn giản , mà  đến lúc đó nó hết chỗ rồi (#@&$(#, mà lĩnh vực này rất ít chỗ tuyển thì phải.
8/ Tôi bị mắc sai lầm ở cái công đoạn nào nhỉ?
-> đáng lẽ ra nên chú trọng học ngoại ngữ giao tiếp, hơn là ôm cái mớ kiến thức chuyên môn cày project hết ngày này qua ngày khác?
-> đáng lẽ nên học những thứ bình dân nhưng dễ tìm việc như PHP,MYSQL,Joomla,Flash,Photoshop, hơn là những cái của cao cấp như .NET, J2EE (muốn làm thì phải có kn nhiều năm, mà mới ra trường thì….)
-> không giữ vững lập trường : đáng lẽ nên đi làm từ năm thứ 3 khi có chỗ gọi, để đến bây giờ thì cũng đã có 2 , 3 năm gọi là kinh nghiệm rồi.
Bây giờ công việc hàng ngày của tôi là: học tiếng Anh, học photoshop, học flash, và chờ có chỗ nào nó mướn làm web mà không đòi hỏi đồ họa thẩm mỹ cao thì nhào vô xơi. (*)_o. Thế đấy, học hành cho cố vào, rồi bây giờ thất nghiệp.
Cho đến tận hôm nay, vào mấy trang tuyển việc làm cũng còn quá hẻo, toàn tuyển NV IT , quản trị mạng, và thiết kế đồ họa, flash, actionscript gì đó. Lúc mới vào đh thì CNTT là 1 ngành hot, và cái công việc lập trình viên có vẻ hấp dẫn hơn những thứ này nhiều.
Giờ ra trường rồi, thì thời thế đổi thay. Người ta còn có chỗ dựa hơi, quen biết “này nọ” mà kiếm cái chỗ nương náu, còn đây thì (#&(@#% tự bươn chải. Mặc dù rất chán nản, nhiều hôm gục lên gục xuống nhưng vẫn kiên trì, với chút hy vọng nhỏ nhoi, biết đâu “qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai”.
sưu tầm 

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2009

khoa MMT & TT

Ngành đào tạo:Mạng máy tính và truyền thông
Trình độ đào tạoKỹ sư

Đào tạo kỹ sư ngành Mạng máy tính và truyền thông có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật; có đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngành nghề, đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng, có khả năng thiết kế chế tạo, bảo trì, sản xuất, thử nghiệm, quản lý các hệ thống mạng máy tính và truyền thông. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận các chức năng tham mưu, tư vấn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ với tư cách là một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Tổng cộng 210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể 5 đvht Giáo dục thể chất, 165 tiết Giáo dục Quốc Phòng. Thời gian đào tạo 4 năm được chia thành 2 phần.
+ Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu 80 đvht
+ Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu 130 đvht

Thực tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp 22 tín chỉ
- Thực tập : 10 tín chỉ.
- Luận văn tốt nghiệp hoặc 3 chuyên đề tốt nghiệp : 12 tín chỉ.
Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư ngành Mạng máy tính và truyền thông.

Nội dung chương trình

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (tổng cộng 67 tín chỉ chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

• Triết học Mac-Lênin (4 tín chỉ)
• Kinh tế Chính trị Mác-Lênin (4 tín chỉ)
• Chủ nghĩa xã hội khoa học (3 tín chỉ)
• Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (3 tín chỉ)
• Tư tưởng Hồ Chí Minh. (2 tín chỉ)
• Anh văn (28 tín chỉ)
• Giáo dục thể chất 1, 2
• Giáo dục Quốc phòng
• Toán cao cấp A1 (4 tín chỉ)
• Toán cao cấp A2 (4 tín chỉ)
• Toán cao cấp A3 (4 tín chỉ)
• Vật lý A1 (3 tín chỉ)
• Vật lý A2 (4 tín chỉ)
• Tin học đại cương (4 tín chỉ)

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp : 96 tín chỉ

Kiến thức cơ sở của ngành : 29 tín chỉ

- Kiến trúc máy tính (3 tín chỉ)
- Cấu trúc dữ liệu (4 tín chỉ)
- Nhập môn cơ sở dữ liệu (5 tín chỉ)
- Lập trình hướng đối tượng (5 tín chỉ)
- Hệ điều hành (4 tín chỉ)
- Lập trình C trên Windows (4 tín chỉ)
- Mạng máy tính (4 tín chỉ)

Kiến thức ngành : 44 tín chỉ

- Tín hiệu và mạch (3 tín chỉ)
- Hệ điều hành Linux (4 tín chỉ)
- Lý thuyết Thông tin (3 tín chỉ)
- Truyền dữ liệu (4 tín chỉ)
- Kỹ thuật lập trình (4 tín chỉ)
- Kiến trúc máy tính 2 (3 tín chỉ)
- Điện tử cho công nghệ thông tin (4 tín chỉ)
- An toàn mạng máy tính (4 tín chỉ)
- Lập trình mạng căn bản (4 tín chỉ)
- Thiết bị mạng và truyền thông
đa phương tiện (4 tín chỉ)
- Mạng máy tính nâng cao (4 tín chỉ)
- Xây dựng chuẩn chính sách an toàn
thông tin trong doanh nghiệp (3 tín chỉ)

Các môn tự chọn : 23 tín chỉ

- Xử lý tín hiệu số (4 tín chỉ)
- Quản trị hệ thống mạng (3 tín chỉ)
- Công nghệ mạng Viễn thông (4 tín chỉ)
- Truyền thông vệ tinh (3 tín chỉ)
- Hệ thống thời gian thực (3 tín chỉ)
- Truyền thông quang (4 tín chỉ)
- Kỹ thuật truyền hình số (3 tín chỉ)
- Công nghệ thoại IP (3 tín chỉ)
- Tính toán lưới (3 tín chỉ)
- Hệ thống tính toán phân tán di động (3 tín chỉ)
- Lập trình ứng dụng mạng (4 tín chỉ)
- Lập trình mạng với Perl (3 tín chỉ)
- Xây dựng ứng dụng web sử dụng
- AJAX và PHP (3 tín chỉ)
- Thiết kế và quản trị mạng Intranet (3 tín chỉ)


Giới thiệu sơ về một vài môn học


Mạng máy tính (4 tín chỉ)
Học phần cung cấp những khái niệm về mạng truyền thông, máy tính, protocol, an toàn mạng. Mục tiêu của học phần là giải quyết 2 vấn đề lý thuyết và thực hành: yêu cầu sinh viên phải hiểu các khái niệm về mạng máy tính và những ứng dụng của chúng vào các vấn đề rộng lớn trong thực tế.

Tín hiệu và mạch (3 tín chỉ)
Các khái niệm cơ bản; Các phương pháp phân tích mạch điện; Các phương pháp giải hệ phương trình mạch điện; Các mạch đơn giản dưới tác dụng điều hoà một chiều; Phương pháp đồ thị Bode; Mạng hai cửa bốn cực.

Hệ điều hành Linux
 (4 tín chỉ)
Kiến thức cơ bản về hệ điều hành Linux/Unix; Cách thức cài đặt, giao diện sử dụng và các thủ tục làm việc cơ bản với Linux/Unix; Tổ chức hệ thống tập tin, hệ thống tài khoản, và các thủ tục quản lý hệ thống tập tin, tài khoản; Quản trị hệ thống Linux bao gồm quản lý tiến trình, quản lý đĩa, biến môi trường …; shell

Lý thuyết Thông tin (3 tín chỉ)
Hệ thống truyền tin; Thông tin; Lý thuyết chung về mã hoá thông tin; Mã nguồn; Mã chống nhiễu; Mã đường truyền.

Truyền dữ liệu (4 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Mạng máy tính.
Giới thiệu chung về truyền số liệu; Thông tin và tín hiệu; Môi trường truyền số liệu; Kỹ thuật truyền số liệu; Hệ thống dồn tách kênh và chuyển mạch; Giao thức truyền số liệu; Mạng truyền số liệu.

Kỹ thuật lập trình (4 tín chỉ )
Kỹ thuật lập trình có cấu trúc; Kỹ thuật lập trình hướng đối tượng. Kỹ năng lập trình với ngôn ngữ C/C++.

Kiến trúc máy tính 2 (3 tín chỉ )
Môn tiên quyết: Kiến trúc máy tính
Giới thiệu chung về hệ thống vi xử lý; Các kiến trúc máy tính hiện đại bao gồm các kiểu kiến trúc đa xử lí và xử lí song song; Kỹ thuật Pipelining và SuperScalar; Các hệ thống Multivector và SIMD; Kiến trúc MIMD

Điện tử cho công nghệ thông tin (4 tín chỉ )
Môn tiên quyết: Tín hiệu và mạch
Các bộ khuyếch đại radio; Máy hiện sóng; Phổ tín hiệu; Các thành phần cơ bản của nhiễu; Điều chế và hệ thống điều biên; Mạch phát; Mạch thu; Hệ thống đơn biên; Điều tần và Điều pha; Vòng khoá phan; Điều chế xung và điều chế số; Các khái niệm và kỹ thuật truyền sóng radio; Cơ bản về truyền hình; Truyền thông radio và truyền thông không gian; Truyền thông bằng cáp quang.

An toàn mạng máy tính (4 tín chỉ )
Môn tiên quyết: Mạng máy tính.
Khái niệm về an toàn, an ninh mạng; Các phương pháp mã mật; Xác thực thông điệp, chữ ký điện tử và giao thức xác thực;

Lập trình mạng căn bản (4 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Mạng máy tính, Kỹ thuật lập trình.
Tổng quan về lập trình mạng; Xây dựng ứng dụng thuộc tầng IP; Xây dựng ứng dụng Client/Server; Thực hiện một số giao thức chuẩn; Giới thiệu về lập trình Web và một số giao thức tiên tiến.

Thiết bị mạng và truyền thông đa phương tiện (4 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Mạng máy tính, Điện tử cho công nghệ thông tin.
Tổng quan về các thiết bị truyền thông và mạng; Các phương tiện truyền dẫn; Các thiết bị mạng LAN; Các thiết bị mạng WAN; Hệ thống chuyển mạch. Tổng quan về truyền thông đa phương tiện và dữ liệu đa phương tiện; Các công nghệ đa phương tiện và các chuẩn; Phương pháp nén ảnh, nén video các chuẩn nén JPEG, MPEG; Nén audio và các chuẩn nén PCM, LPC, GSM; Đồng bộ dữ liệu audio – video; Truyền số liệu đa phương tiện trên mạng máy tính, công nghệ đường truyền tốc độ cao; Mạng đa phương tiện: các công nghệ và kiến trúc; Các giao thức truyền thông đa phương tiện thời gian thực; Chất lượng dịch vụ truyền thông đa phương tiện và các phương pháp điều khiển; Một số ứng dụng của truyền thông đa phương tiện: voice over IP VOIP, Video IP, Videoconferencing, Video on Demand VOD, TVOIP, Interactive TV.

Mạng máy tính nâng cao (4 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Mạng máy tính.
Giới thiệu về phân tích mạng, bao gồm các phương pháp tiếp cận hệ thống và đưa ra các định nghĩa và khái niệm sẽ được sử dụng trong chương trình; Các khái niệm và quá trình xác định các yêu cầu cho hệ thống mạng; Cách thức phân tích luồng để có thể đạt được các yêu cầu về hiệu năng với các luồng lưu lượng khác nhau; Kiến trúc mạng, sự phát triển các mối quan hệ trong và ngoài trong và giữa các chức năng chính địa chỉ và định tuyến, bảo mật, quản lý mạng và hiệu năng trong mạng; Các chức năng chính, thành phần phát triến và các kiến trúc tham chiếu mô tả mối quan hệ trong và ngoài; Cách thức xác định kỹ thuật nào là tối ưu cho mạng, bao gồm cả tiêu chuẩn đánh giá và sử dụng các kết quả của phân tích mạng; Nội dung về cách kết nối các kỹ thuật, bao gồm chuyển mạch, định tuyến.

Xây dựng chuẩn chính sách an toàn thông tin trong doanh nghiệp (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: An toàn mạng máy tính.
Phân tích hệ thống thông tin trong doanh nghiệp: những khái niệm cơ bản, kiến trúc, nhiệm vụ của hệ thống, các giai đoạn và trạng thái hoạt động của hệ thống; thiết kế và phát triển hệ thống thông tin trong doanh nghiệp; Các yêu cầu về an toàn thông tin; Các thủ tục kiểm tra và phê chuẩn;

Xử lý tín hiệu số (4 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Lý thuyết thông tin.
Tín hiệu, số hoá tín hiệu và hệ thống số; Các phép toán cơ bản xử lý tín hiệu: nhân chập, phép biến đổi Z, phép biến đổi Fourier rời rạc, phép biến đổi Fourer nhanh FFT, phép biến đổi Wavelet; Xử lý phân tích phổ tín hiệu; Lọc số và thiết kế bộ lọc số; Xử lý đồng hình; Một số công cụ phần mềm xử lý tín hiệu số; Một số vi mạch xử lý tín hiệu số DSP.

Quản trị hệ thống mạng (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Mạng máy tính, Mạng máy tính nâng cao,
Các kiến thức về mạng, kỹ thuật mạng và thiết bị mạng như hub, switch, router …; Kiến trúc và các giao thức quản lý mạng và các nội dung liên quan đến quản lý SNMP, quản lý băng thông rộng, TMN; Các ứng dụng, công cụ để theo dõi thông số mạng, các ứng dụng quản lý mạng và các giải pháp để quản lý hệ thống và mạng.

Công nghệ mạng Viễn thông (4 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Mạng máy tính, Thiết bị mạng và truyền thông đa phương tiện
Các kiến thức cơ sở về mạng viễn thông như các kỹ thuật chuyển mạch, các kỹ thuật mạng viễn thông, dịch vụ trên mạng viễn thông và quản lý mạng; Các kiến thức về thiết kế, phân tích và đánh giá hoạt động của một mạng viễn thông, đồng bộ synchronization của một mạng viễn thông.

Truyền thông vệ tinh (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Mạng máy tính, Thiết bị mạng và truyền thông đa phương tiện.
Lịch sử phát triển của truyền thông vệ tinh, truyền thông vệ tinh trong hệ thống viễn thông; Quỹ đạo vệ tinh GEO, MEO và LEO, vùng phủ sóng của vệ tinh, mô hình truyền dẫn và liên kết vệ tinh; Kỹ thuật điều biến và mã hóa: các kỹ thuật điều biến số, FEC , ARQ. Kỹ thuật giao dịch: FDMA, TDMA, CDMA, Aloha, Demand assignment; Hệ thống INTELSAT, mạng VSAT, hệ thống GPS, INMARSAT, Iridium, Globalstar, Odyssey.

Hệ thống thời gian thực (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Kiến trúc máy tính, Kiến trúc máy tính 2.
Giới thiệu về hệ thống thời gian thực, các hệ thống nhúng; Thiết kế và phát triển các hệ thống thời gian thực, ngắt và các ngoại lệ, bộ trễ và các tiện nghi với thời gian thực, các thiết bị thời gian thực, các thiết bị I/O và các bus ngoại vi; Ứng dụng đa nhiệm trong các hệ thống thời gian thực; Mạng máy tính và các hệ thống nhúng

Truyền thông quang (4 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Công nghệ mạng Viễn thông, Thiết bị mạng và truyền thông đa phương tiện
Giới thiệu về cáp quang; Thiết bị kỹ thuật trong truyền thông quang, nguồn sáng, LEDs, DFB lasers, tunable DBR lasers. Chất Quang dẫn: photodiodes, phototransistors. Các loại thiết bị: EDFAs, II generation EDFAs, fiber amplifiers, plastic fiber amplifiers, Raman effect amplifiers; Hệ thống truyền điểm – điểm, thiết bị điều biến. Tính chất và khả năng của hệ thống truyền tải, kỹ năng trong việc thiết kế và lắp đặt cáp quang. Kiểm
soát độ tán sắc trong kết nối SM và MM. Thiết bị và kỹ thuật kiểm tra cáp quang dùng sợi thủy tinh, cáp quang dùng sợi thủy tinh trong các môi trường khác nhau.; Sử dụng cáp quang trong mạng Ethernet, fiber channel. Tiêu chuẩn SONET/SDH, các giao thức quản trị mạng của SONET/SDH. Các thiết bị SONET: SONET Regenerator, add drop multiplexer. Mạng quang sử dụng kỹ thuật TDM/FDM, WDM và SDM.

Kỹ thuật truyền hình số (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Công nghệ mạng Viễn thông,
Giới thiệu về kỹ thuật truyền hình; Lý thuyết về mầu, các hệ mầu: NTSC, PAL, SECAM, Các loại màn hình màu thông dụng; Khái niệm cơ bản của truyền hình cáp, kỹ thuật mạng tiếp 2 chiều, số hóa tín hiệu video và audio, chuẩn MPEG. Sử dụng tần số trong truyền hình cáp, thiết bị tiếp nhận tín hiệu truyền hình cáp; Truyền hình trực tiếp từ vệ tinh: INSAT series, các loại vệ tinh truyền hình quốc tế, thiết bị tiếp nhận tín hiệu từ vệ tinh; Khái niệm về kỹ thuật truyền hình số, các kỹ thuật cơ bản của truyền hình số, ITT digit 2000 IC system; Các chuẩn HDTV và khả năng tương thích, tín hiệu MACK, giải mã và giao diện, hệ thống MUSE, Hệ HD-MAC; Kỹ thuật truyền hình stereo và 3D

Kỹ thuật truyền hình số (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Công nghệ mạng Viễn thông,
Giới thiệu về kỹ thuật truyền hình; L ý thuyết về mầu, các hệ mầu: NTSC, PAL, SECAM, Các loại màn hình màu thông dụng; Khái niệm cơ bản của truyền hình cáp, kỹ thuật mạng tiếp 2 chiều, số hóa tín hiệu video và audio, chuẩn MPEG. Sử dụng tần số trong truyền hình cáp, thiết bị tiếp nhận tín hiệu truyền hình cáp; Truyền hình trực tiếp từ vệ tinh: INSAT series, các loại vệ tinh truyền hình quốc tế, thiết bị tiếp nhận tín hiệu từ vệ tinh; Khái niệm về kỹ thuật truyền hình số, các kỹ thuật cơ bản của truyền hình số, ITT digit 2000 IC system; Các chuẩn HDTV và khả năng tương thích, tín hiệu MACK, giải mã và giao diện, hệ thống MUSE, Hệ HD-MAC; Kỹ thuật truyền hình stereo và 3D

Tính toán lưới (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Lý thuyết thông tin.
Tổng quan về tính toán lưới. Kiến trúc và các thành phấn của hệ thống tính toán lưới; Các chuẩn hỗ trợ tính toán lưới: OGSI. Mô hình phân lớp và các phần tử dịch vụ OGSA/OGSI, các ứng dụng của OGSA/OGSI; Các chuẩn hỗ trợ tính toán lưới: OGSA. Phân loại dịch vụ OGSA; Globus Toolkit, môi trường tính toán lưới, cơ sở về quản lý và phát triển lưới, an ninh lưới, kinh tế hệ thống lưới; Hệ thống truyền thông lưới, kỹ thuật SAN, kỹ thuật LAN, hệ thống truyền thông lưới quốc gia. Multilink Frame Relay, kỹ thuật MPLS. Cơ sở về mạng riêng ảo tầng 2 và 3, mạng riêng ảo MPLS tầng 2,; Ứng dụng tính toán lưới

Hệ thống tính toán phân tán di động (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Mạng máy tính nâng cao, Thiết bị mạng và truyền thông đa phương tiện
Giới thiệu về tính toán di động phân tán, kiến trúc của các hệ thống tính toán di động phân tán; Giới thiệu về công nghệ không dây, thiết bị không dây, cơ sở lập trình trên thiết bị không dây. Hệ điều hành hỗ trợ tính toán di động, tài nguyên hệ thống sử dụng trong các hệ thống tính toán di động phân tán; Hệ thống tập tin di động phân tán. Các công nghệ phát triển hệ thống tính toán di động phân tán; Bảo mật ứng dụng di động, Bảo mật các hệ thống tính toán phân tán di động.

Lập trình ứng dụng mạng (4 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Lập trình mạng.
Các khái niệm cơ bản về Internet và dịch vụ WWW, mô hình OSI, HTTP, URL, Form, Session, Cookie. Các mô hình phát triển ứng dụng mạng: client/server, peer-to-peer, component, web service, ứng dụng phân tán; Mô hình ứng dụng phân tán. Remote Method Invocation RMI . Common Object Request Broker Architecture CORBA ; Java Servlet và Java Server Page. Công nghệ Java Servlet, Java Server Page, kỹ thuật Session / Cookie ; Thư viện lập trình giao tiếp cơ sở dữ liệu: JDBC. Mô hình ứng dụng enterprise component, công nghệ J2EE, Java Bean / Enterprise Java Bean ; Web Service, WSDL Web Service Definition Language , SOAP Simple Object Access Protocol , Kỹ thuật phát triển ứng dụng theo mô hình Web Service; Bảo mật ứng dụng mạng, Chứng thực người dùng, kết nối an toàn, bảo mật CSDL, bảo mật EJB - Web Service.

Lập trình mạng với Perl (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Lập trình mạng.
Tổng quan về Perl, biến trong Perl, tiến trình, liên tiến trình pipe và tín hiệu, package, Module và Object; Nghe thông tin mạng snooping, công cụ nghe mức thấp, nghe các gói IP, nghe thông tin tầng vận chuyển; Mô hình client-server, Perl Socket API, deadlock. Socket hướng đối tượng; Mã trạng thái của HTTP, thư viện truy nhập web của perl, xây dựng web server; Xây dựng hệ thống client/server dùng TCP, quản lý với ICMP, giao thức SNMP; Dữ liệu TCP khẩn, broadcasting, multicasting, mobile agent.

Xây dựng ứng dụng web sử dụng AJAX và PHP (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Lập trình ứng dụng mạng.
Chức năng phân phối qua Web, AJAX, xây dựng ứng dụng đơn giản với AJAX và PHP; Kỹ thuật client-side với JavaScript, kỹ thuật server-side với PHP và MySQL ; Tạo biểu mẫu đăng ký với AJAX, AJAX Chat, AJAX Suggest and Autocomplete; Biểu đồ thời gian thực với SVG, AJAX Grid, AJAX RSS Reader, AJAX Drag và Drop

Thiết kế và quản trị mạng Intranet (3 tín chỉ)
Môn tiên quyết: Quản trị hệ thống mạng.
Kiến trúc mạng Intranet; Các dịch vụ trên mạng Intranet; Thiết kế mạng Intrenet; Lập trình socket với TCP/IP; Các công nghệ phát triển ứng dụng trên môi trường Web; CGI, ASP, Applet;_Hệ thống quản trị nội dung CMS, mô hình truyền thông của Intranet, diễn đàn và nhóm thảo luận, các hệ thống minh họa; Cá nhân hóa và vấn đề an ninh, Thư mục người dùng và tính cá nhân hóa, chính sách an ninh.

(Theo Thông tin từ Khoa Mạng máy tính và truyền thông www.uit.edu.vn)

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2009

Bookmarks


Bookmarkshoc lam web:http://thegioiwebsite.net/tin-tuc/?action=scat&pcatid=78&scatid=88&newsid=218

subscene.com // tìm phụ đề phim
nhạc :
nhaccuatui.com
themxua.net
mp3.zing.vn
tamtay.net
phim :
giaitriabc.com
phim68.com
xem tivi online : http://tv.xunghe.vn/?tab=htv&xem=itv

group khoa httt
http://groups.google.com/group/uitis

dich anh viet , viet anh
hellochao.com

Email


My Email

Gmail :
trada286
vipboy286
nung286
thanhsonnguyen2806

Yahoo Mail :
trada286
vipboy286
vipboy_2806
nung286
son07520306
vipboy07520306
sonprouit

ZIng mail:
trada286
tiphu286

Thủ thuật


thủ thuật

1. Đăng nhập nhiều nick YM trên 1 máy tính :
Trước hết, bạn click vào Start ->Run (hoặc tổ hợp phím Ctrl + R nhé!). Bạn gõ Regedit vào rùi nhấn OK nhé!
-Sau đó hộp thoại Registry Editor sẽ mở ra, bạn tìm đến khoá: HKEY_CURRENT_USER/Software/Yahoo/Pager/Test
-Click chuột phải vào Folder “Test” chọn New >String Value (hoặc DWORD Value)
-Tiếp theo, đặt tên cho khoá String (DWORD) vừa mới tạo là Plural. Khi đặt tên cho khoá vừa tạo xong, Bạn nhấp đúp chuột vào đó, thay giá trị 0 tại Value data thành 1, rùi nhấn OK nhé!

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2009

các trang web hay

subscene.com

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2009

Những cô gái dễ thương


đợt mhx tháng 7-8/2009 , gặp được bạn Thảo , 1992 , khá là dễ thương .
http://s679.photobucket.com/albums/vv155/vipboy286/?action=view&current=P1010781.jpg