Thứ Tư, 9 tháng 9, 2009

Ngành đào tạoHệ thống thông tin
Trình độ đào tạoCử nhân

Đào tạo cử nhân CNTT hướng ngành Hệ thống thông tin, Có khả năng xây dựng các hệ thống thông tin cho việc quản lý kinh tế, hành chính và dịch vụ. Có năng lực tham mưu tư vấn và có khả năng thực hiện nhiệm vụ với tư cách như là một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hướng đến đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao đạt trình độ khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghiệp công nghệ thông tin trong cả nước. Sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin làm việc ở các chức danh: nghiên cứu viên, giảng viên, cán bộ quản lý dự án,...
Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân ngành Hệ thống thông tin.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin có thể làm việc ở nhiều vị trí như

* Phân tích viên hệ thống (systems analyst), tích hợp hệ thống (system integrator), quản trị cơ sở dữ liệu, phân tích hệ thống thông tin.
* Quản trị hệ thống thông tin trong cơ quan, xínghiệp.
* Lập trình quản lý cơ sở dữ liệu.
* Quản lý cơ sở dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo.
* Đào tạo và hướng dẫn các nhân viên ở các bộ phận khác sử dụng thông tin và hệ thống một cách có hiệu quả.
* Đảm nhận vai trò của một CIO (giám đốc thông tin).
* Cán bộ quản lý dự án trong các hướng ngành đang có nhu cầu rất lớn của xã hội: giáo dục điện tử (elearning), thương mại điện tử (e-commerce), chính phủ điện tử (e-government), các hệ thống thông tin địa lý (GIS)...
* Nghiên cứu viên, giảng viên.


Khoa Hệ thống thông tin, trường ĐHCNTT tập trung nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng CNTT theo các hướng sau: 

* Nghiên cứu các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin tiên tiến
* Nghiên cứu phát triển các hệ CSDL tiên tiến như CSDL hướng thời gian, CSDL đa phương tiện, CSDL mờ, CSDL đồ thị, CSDL suy diễn
* Phát triển các nghiên cứu nhằm tăng cường khai thác tri thức từ CSDL, quản trị các kho dữ liệu lớn, tìm kiếm thông tin trên Web, tìm kiếm ngữ nghĩa.
* Phát triển các nghiên cứu liên ngành giữa tin học và các ngành khoa học khác như Hóa, Sinh học, xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
* Phát triển các hệ thống thông tin ứng dụng trong giáo dục điện tử, thương mâi điện tử, hành chính điện tử

Sinh viên đi thực tập thực tế tại các doanh nghiệp và làm luận văn tốt nghiệp (nếu đủ điều kiện về điểm số) hoặc thi 3 môn chuyên đề tốt nghiệp.
- Thực tập (2 tín chỉ).
- Luận văn tốt nghiệp (10 tín chỉ) hoặc thi 3 môn chuyên đề tốt nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân ngành Hệ thống thông tin.

Nội dung chương trình

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (tổng cộng 67 tín chỉ chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

• Triết học Mac-Lênin
• Kinh tế Chính trị Mác-Lênin
• Chủ nghĩa xã hội khoa học
• Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
• Tư tưởng Hồ Chí Minh.
• Anh văn
• Giáo dục thể chất 1, 2
• Giáo dục Quốc phòng
• Toán cao cấp A1
• Toán cao cấp A2
• Toán cao cấp A3
• Vật lý A1
• Vật lý A2
• Tin học đại cương

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu (tổng cộng 85 tín chỉ)

Kiến thức cơ sở của ngành (gồm 33 tín chỉ)
• Kiến trúc máy tính (3 tín chỉ)
• Thống kê ứng dụng ( 3 tín chỉ )
• Cấu trúc rời rạc (4 tín chỉ)
• Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 1 (4 tín chỉ)
• Cơ sở dữ liệu (4 tín chỉ)
• Hệ điều hành 1 (3 tín chỉ)
• Lập trình hướng đối tượng (4 tín chỉ)
• Lập trình trên Windows (4 tín chỉ)
• Mạng máy tính (4 tín chỉ)

Kiến thức ngành (gồm 52 tín chỉ)

• Thiết kế cơ sở dữ liệu (4 tín chỉ)
• Lập trình cơ sở dữ liệu (4 tín chỉ)
• Nhập môn công nghệ phần mềm (4 tín chỉ)
• Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (4 tín chỉ)
• Hệ thống thông tin kế toán (4 tín chỉ)
• Các hệ cơ sở tri thức (4 tín chỉ)
• Ngôn ngữ lập trình Java (4 tín chỉ)
• Phân tích thiết kế hệ thống thông tin (4 tín chỉ)
• Phân tích thiết kế hướng đối tượng với UML (4 tín chỉ)
• Cơ sở dữ liệu phân tán (4 tín chỉ)
• Quản lý dự án công nghệ thông tin (4 tín chỉ)
• Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle (4 tín chỉ)
• Khai thác dữ liệu (4 tín chỉ)
• Phát triển ứng dụng web (4 tín chỉ)

Nhóm môn học tự chọn (tổng cộng 6 tín chỉ)

• Hệ CSDL đa phương tiện (4 tín chỉ)
• Hệ điều hành Linux (4 tín chỉ)
• Cấu trúc dữ liệu & giải thuật 2 (4 tín chỉ)
• Nhập môn HTTT địa lý (4 tín chỉ)
• Nhập môn Quản trị doanh nghiệp (4 tín chỉ)
• An toàn và bảo mật HTTT (3 tín chỉ)
• Thương mại điện tử (4 tín chỉ)
• Truy xuất thông tin (4 tín chỉ)
• Grid Computing (4 tín chỉ)
• Xử lý song song (4 tín chỉ)
• Đại cương hệ định vị toàn cầu (4 tín chỉ)
• Phân tích không gian (4 tín chỉ)
• Xử lý ảnh viễn thám (4 tín chỉ)
• Kho dữ liệu và OLAP (4 tín chỉ)
• Kỹ năng truyền thông và làm việc nhóm (3 tín chỉ)
• Công nghệ XML và ứng dụng (4 tín chỉ)
• Công nghệ Portal (4 tín chỉ)

Giới thiệu sơ về một vài môn học

Cấu trúc rời rạc (4 tín chỉ)
Cấu trúc rời rạc là kiến thức rất cơ bản và hầu hết các lĩnh vực của công nghệ thông tin đều đòi hỏi phải làm quen với các khái niệm của cấu trúc rời rạc. Học phần bao gồm các nội dung: các chức năng, quan hệ và tập hợp, luận lý cơ sở, kỹ thuật chứng minh, đồ thị và cây.

Xác suất thống kê
 (4 tín chỉ)
Nội dung học phần bao gồm: xác suất rời rạc, xác suất liên tục, phân bố mẫu, ước lượng phỏng đoán, kiểm tra giả định, tương quan và hồi quy.

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin (4 tín chỉ)
Khái niệm hệ thống và chu trình phát triển hệ thống; Khảo sát hiện trạng và xác định nhu cầu; Phân tích chức năng; Phân tích dữ liệu; Phân tích động thái, các nghiệp vụ chuyên môn của từng bộ phận (quy trình nghiệp vụ); Thiết kế hệ thống; Một số vấn đề cài đặt hệ thống

Nhập môn Công nghệ phần mềm (4 tín chỉ)
Các tiêu chuẩn phần mềm; Lập kế hoạch chế tác phần mềm; Thiết kế giao diện người dùng; Kiểm thử phần mềm; Bảo trì phần mềm; Lập tài liệu kỹ thuật; Quản trị dự án phần mềm.

Mạng máy tính (4 tín chỉ)
Học phần cung cấp những khái niệm về mạng truyền thông, máy tính, protocol, an toàn mạng. Mục tiêu của học phần là giải quyết 2 vấn đề lý thuyết và thực hành: yêu cầu sinh viên phải hiểu các khái niệm về mạng máy tính và những ứng dụng của chúng vào các vấn đề rộng lớn trong thực tế.

Ngôn ngữ lập trình Java (4 tín chỉ)
Giới thiệu khái quát về ngôn ngữ Java và những khả năng của nó cho việc phát triển phần mềm phân bố, giới thiệu khái niệm bean và kiến trúc J2EE, kiến trúc xây dựng các ứng dụng sử dụng Java.

Các hệ cơ sở tri thức (4 tín chỉ)
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các hệ cơ sở tri thức bao gồm tổ chức tri thức, các cơ chế và kỹ thuật lập luận; động cơ suy diễn, logic mờ và ứng dụng trong các hệ điều khiển mờ.

Thiết kế cơ sở dữ liệu (4 tín chỉ)
Một số phương pháp, cách tiếp cận để thiết kế cơ sở dữ liệu; Các khái niệm cơ bản cần thiết để thiết kế cơ sở dữ liệu, khái niệm phụ thuộc hàm, phụ thuộc hàm hệ quả, suy dẫn, các dạng chuẩn, các phương pháp tổng hợp, phân rã một quan hệ, vận dụng thực tế thiết kế cơ sở dữ liệu.

Quản trị dự án công nghệ thông tin (4 tín chỉ)
Học phần cung cấp những hiểu biết về cách quản lý và thực hiện dự án công nghệ thông tin; Giới thiệu những kiến thức cốt lõi về quản lý dự án nói chung và quản lý dự án công nghệ thông tin; Đề cập tới những yêu cầu kỹ năng của người quản lý dự án so với yêu cầu quản lý kỹ thuật.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (4 tín chỉ)
Học phần cung cấp các kiến thức về chức năng cơ bản của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (từ cơ chế quản lý các giao tác đồng thời đến các cơ chế phục hồi sau sự cố, cơ chế đảm bảo an toàn dữ liệu). Mô hình cài đặt thực tế trong một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu như SQL Server, Oracle, các vấn đề liên quan đến tối ưu hóa câu truy vấn.

Khai thác dữ liệu (4 tín chỉ)
Học phần cung cấp các kiến thức về kho dữ liệu và các phương pháp khai phá dữ liệu như: phương pháp phân đoạn, phương pháp sử dụng cây quyết định, luật kết hợp, mạng nơron, các giải thuật di truyền nhằm giúp cho sinh viên nắm bắt được cách thức tìm kiếm tri thức từ dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu phân tán (4 tín chỉ)
Giới thiệu về cơ sở dữ liệu phân tán, các mức trong suốt phân tán, biến đổi truy vấn toàn cục thành các truy vấn mảnh, các khái niệm hướng đối tượng, ngôn ngữ định nghĩa đối tượng (ODL), ngôn ngữ truy vấn đối tượng (OQL), mô hình đối tượng – quan hệ. Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán là mô hình CSDL tiên tiến, theo sau các hệ quản trị CSDL thế hệ thứ 2;

An toàn và bảo mật hệ thống thông tin (3 tín chỉ)
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về an toàn và bảo mật thông tin: mật mã, chữ ký điện tử, các kỹ thuật và phương pháp bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin hoạt động...

Phát triển hệ thống mã nguồn mở (4 tín chỉ)
Học phần cung cấp những thông tin đã được xem là thống nhất về nguồn mở và phần mềm mã nguồn mở, giới thiệu các phương pháp luận, các kỹ thuật xây dựng phần mềm mã nguồn mở.

Chuyên đề Web với Java (3 tín chỉ)
Học phần cung cấp các kiến thức Web, lập trình trên Web, Java nâng cao và các mô hình tính toán trên Internet bằng ngôn ngữ Java.

(Theo thông tin từ Khoa Hệ Thống Thông Tin www.uit.edu.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét